Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Đề 1:
Kim Lân là một nhà văn được biết đến với sở trường về cuộc sống và con người ở các vùng quê nông thôn Việt Nam. Ông đã để lại cho kho tàng văn học rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó phải kể đến “Làng” ở giai đoạn sau Cách mạng tháng 8. Một tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến trong tình cảm của con người nông dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm – Ông Hai, người đàn ông với một tình yêu làng, yêu quê sâu sắc.
Truyện ngắn “Làng” ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu đối với làng chợ Dầu của mình. Kết thúc câu chuyện đơn giản và nhân văn, ông Hai trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phải kháng chiến chống quân xâm lược.
Tình yêu làng của ông Hai đã ngấm vào máu thịt trong con người ông, chúng được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi. Tình yêu đặc biệt ấy có thể chia thành 3 giai đoạn chính: khi ở làng tản cư, khi nghe tin làng mình theo Việt gian và khi nghe tin làng đã cải chính theo cách mạng.
Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng da tiết, tâm trí ông luôn hướng về những ngày hoạt động kháng chiến, cùng đồng đội, anh em đào ụ, xẻ hào để bảo vệ làng. Rồi có nhiều thay đổi, ông phải tản cư đến nơi khác. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ông vẫn hướng về làng Dầu yêu dấu của mình, đó cũng chính là động lực làm dịu đi trong ông những tủi cực của người tha hương. Nỗi nhớ ấy ngập tràn, ông luôn khao khát được trở về để lại được tham gia kháng chiến. Hàng ngày, ông Hai vẫn đến phòng thông tin để theo dõi về cuộc kháng chiến và mong mỏi sẽ nghe được tin tức về làng chợ Dầu của mình. Khi nghe tin quân ta thắng lòng âm vui mừng phấn khích, cùng với đó là niềm tin một ngày không xa cách mạng sẽ thắng lợi, ông lại được trở về với làng quê yên bình của mình.
Trong lúc đang sống trong cảm xúc vui mừng hân hoan thì tim ông như vỡ vụn khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo Việt gian. Chính lúc này tình yêu làng của ông được bộc lộ một cách sâu sắc. Từ bất ngờ đến bàng hoàng, niềm xúc động tột cùng dâng trào. Mặc dù cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng ông vẫn không thể nén được nỗi đau đang dâng trào: “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng chừng không thở được…”. Tin làng Dầu theo Tây đối với ông là một tin trời giáng, ông không thể tin và cũng không muốn tin điều đó là thật. Ông lấy lại bình tĩnh để hỏi lại người phụ nữ tản cư nhưng bà quả quyết quá khiến ông đành phải chấp nhận cái sự thật khủng khiếp ấy. Những lời nói của người tản cư như một con dao cứa vào tim ông, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi, tủi nhục và đau đớn đến tột cùng. Nó khiến lòng tự trọng, niềm tự hào về làng của ông bị sụp đổ.
Sau khi về nhà, ông nằm vật ra giường rồi nhìn những đứa con lòng ông lại càng thương chúng: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư, uất hận ông rút lên trong con đau đớn chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm, mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Có thể thấy sự khinh bỉ, căm rét đến tột cùng của ông Hai. Khi nói chuyện với người vợ trong nhà, ông cũng không giấu nổi sự bực bội và đau đớn trong lòng, thành ra gắt gỏng với cả vợ. Trong giây phút tuyệt vọng ông đã có suy nghĩ hay là về làng, nhưng ngay lập tức một cuộc đấu tranh diễn ra, ông cho rằng về làm chính là rời bỏ kháng chiến, đầu hàng quân Tây. Lúc này tình yêu nước yêu cách mạng đã hòa quyện vào trong ông, tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn liền với nhau, nó thể hiện rõ trong cuộc đối thoại với đứa con trai út của ông. Ông nói với đứa con như nói với chính mình: Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Một lời khẳng định rất kiên định và dứt khoát, đó là tiếng lòng trung thành với Bác Hồ, với Đảng và đất nước. Hơn ai hết, ông vẫn tin tưởng vào cách mạng, sự trung tin thành của ông với lãnh tự, với kháng chiến là lòng trung thành của hàng triệu người dân Việt Nam với Đảng và Cách mạng.
Tình yêu làng quê, đất nước lại một lần nữa được thể hiện rõ nét trong đoạn cuối của tác phẩm, khi ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính không theo Tây nữa. Miệng ông bô bô từ đầu ngõ, chạy hết nơi này đến nơi khác để khoe, ông vui mừng khôn xiết vừa đi vừa múa hát. Niềm vui to lớn tới mức nghe tin nhà mình ở quê bị đốt ông cũng chẳng màng. Đây chính là chi tiết khiến người đọc bùi ngùi, trân tròn hơn tình yêu của ông Hai dành cho làng, cho cho kháng chiến và cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
Bằng lối văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai. Một người nông dân chất phát với tình yêu làng, yêu nước nồng nàn, luôn tin tưởng vào Cách mạng vào vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ông Hai trở thành một tấm gương, một biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước VN
Đề 2:
Lặng Lẽ Sa Pa là một truyện ngắn vô cùng nhẹ nhàng, giàu chất thơ và tác giả đã xây dựng được hình tượng nhân vật đẹp. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông. Truyện ngắn với những nhân vật không tên đặc biệt tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc một nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền Bắc trên vùng cao khuất nẻo này.
Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp con người Sa Pa. Những con người làm công việc nghiên cứu khoa học trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích đất nước, vì cuộc sống con người đó là anh thanh niên cán bộ khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
Vẻ đẹp của anh được thể hiện trong hoàn cảnh sống và công việc, anh thanh niên một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng bốn bề cây phủ mây phong cảnh lạnh rét, anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người lần làm quen này anh quen với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống. Công việc của anh "Đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây" nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày nhằm phục vụ sản xuất, chiến đấu công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Hằng ngày anh phải "ốp về nhà" vào bốn thời điểm khác nhau.
Công việc gian khổ vất vả nhưng anh yêu và làm việc hết mình, chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua được nỗi cô đơn. Anh có suy nghĩ chân thành và sâu sắc: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được… Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất "qua lời tâm sự này ta thấy suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc về mục đích làm việc.
Anh thanh niên tự biết làm cho cuộc sống vui vẻ, đầm ấm, thơ mộng và ý nghĩa. Anh trồng hoa… Anh đọc sách trò chuyện giao tiếp với sách, lấy sách làm tri ân, tri kỉ, anh nuôi gà và thế giới riêng của anh "một gian nhà ba gian sạch sẽ, một cuộc đời riêng thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách có lẽ chính lối sống đẹp đẽ đó khiến anh quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc khắc nghiệt để yêu nghề hơn, yêu cuộc sống hơn.
Anh thanh niên còn là người khiêm tốn thành thật đáng quí. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh… Anh nhiệt tình giới thiệu để ông vẽ chân dung họ, những con người làm việc hết mình thầm lặng, những cống hiến đáng trân trọng. Một nét đẹp đáng quí mến nữa ở anh là tấm lòng rộng mở chân thành, gần gũi thân thiết. Với mọi người với bác lái xe anh chu đáo nhớ tới việc gửi củ tam thất về làm quà cho bác gái. Với người bạn mới anh vui mừng đến luống cuống hấp tấp khi thấy họ đến thăm nơi ở và làm việc của mình, anh tặng bó hoa đẹp rực rỡ cho cô gái, anh đếm từng phút vì thời gian gặp gỡ quí hiếm vô cùng anh thèm và khao khát nghe truyện dưới xuôi. Khi chia tay anh xúc động quay mặt đi và đưa vào tay ông họa sĩ làn trứng gà làm quà cho mọi người ăn, trên đường anh không dám tiễn họ, sợ quyến luyến mà không cầm nổi lòng mình.
Quá khứ – chiến tranh và những đói khát, nghèo nàn của đất nước đã lùi xa. Chúng ta – một thế hệ trẻ của thế kỉ 21 đang từng bước tiến công vào khoa học và hội nhập quốc tế, tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn mới, chúng ta có quyền lãng quên đi những quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là các thế hệ cha anh ta đã cống hiến và hi sinh để có ngày hôm nay. Những bài học về phẩm chất và lí tưởng sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo. Hãy cố gắng học tập, tích lũy, rèn luyện để sống có ích cho bản thân, cho xã hội và được mọi người yêu mến, quý trọng.
Trong câu chuyện "Làng", nhân vật ông Hai được miêu tả là một người đàn ông lạc quan, sáng tạo và có tinh thần khám phá. Ông Hai luôn tìm cách để làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn và mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh. Từ ông Hai, ta rút ra bài học về sự lạc quan, sáng tạo và khám phá trong cuộc sống, cũng như khả năng tạo niềm vui cho người khác. Trong câu chuyện "Lặng lẽ Sa Pa", nhân vật anh thanh niên là một người trầm lặng, nhạy cảm và có tình yêu với thiên nhiên. Anh ta tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng của Sa Pa, và từ đó ta rút ra bài học về sự trầm lặng, nhạy cảm và tình yêu với thiên nhiên, cũng như giá trị của việc tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống. Trong câu chuyện "Chiếc lược ngà", nhân vật ông Sáu là một người già khôn ngoan, thông minh và có kinh nghiệm. Ông đã giúp đỡ bé Thu trong việc tìm lại chiếc lược ngà và từ ông Sáu, ta rút ra bài học về sự khôn ngoan, thông minh và giá trị của kinh nghiệm trong cuộc sống. Bài học khác mà ta có thể rút ra từ nhân vật bé Thu là sự kiên nhẫn, sự quyết tâm và lòng tin vào khả năng của bản thân. Tổng cộng, qua từng nhân vật trong các câu chuyện, ta có thể rút ra bài học về sự lạc quan, sáng tạo, khám phá, trầm lặng, nhạy cảm, tình yêu với thiên nhiên, khôn ngoan, thông minh, kinh nghiệm, kiên nhẫn, quyết tâm và lòng tin vào khả năng của bản thân.
Tham khảo cách làm nha:
Mở bài :
Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ.
Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương’. Tình yêu thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ.
Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và hình tượng ông Sáu – người cha – người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.
Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:
Tình cảnh bi thương và phẩm chất của lão Hạc
Lão Hạc là người nông dân nghèo, tình cảnh của lão thật bi thương. Vợ lão chết sớm, vì quá nghèo lão không có tiền cưới vợ cho con. Con lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, bỏ lại lão ở nhà cô đơn cùng con chó vàng. Lão bị ốm nặng, làng mất vé sợi, cơn bão đi qua phá hoại hết hoa màu, tuổi già sức yếu chẳng ai muốn thuê lão làm việc nữa. Lão đành bán con chó yêu quý của mình rồi ăn củ khoai, củ ráy, rau má, bữa trai bữa ốc qua ngày, tới khi không còn một cái gì ăn nữa thì lão ăn bả chó tự tử. Cái chết của lão thật đau đớn thê thảm, thương tâm.
Tình cảnh của lão thật bi thương nhưng phẩm chất của lão vô cùng cao quý. Lão
.. thương con, lão khóc và day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con để nó phải bỏ làng đi làm ăn xa. Lão ở nhà sức tàn lực kiệt nhưng vẫn bòn vườn, cóp dành tiền cho con để nó về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão chịu đói khố chứ không tiêu vào số tiền dành dụm, quyết sinh để lại mảnh vườn cho con chứ nhất định không chịu bán.
Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình, gửi lại mảnh vườn nhờ ông giáo trông nom cho con khi nó trở về.
=> Lão Hạc là một người cha tốt, người cha rất mực thương con, hi sinh hết lòng vì con. Dù lâm vào cảnh cùng quẫn nhưng lão vẫn giữ mình trong sạch “đói cho sạnh, rách cho thơm”, không làm việc xấu xa như Binh Tư đã nghĩ. Phẩm chất của lão thật cao quý, đáng trọng.
Cảnh ngộ éo le của ông Sáu và tình yêu thương con của ông
Đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ cách mạng khác phải lìa xa vợ con, gia đình, quê hương đi chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Chín năm kháng chiến trường kì và đằng đẵng xa con, ông khổ sở, mong mỏi đến nôn nao cái phút giây được gặp lại con, được ôm con vào lòng cho thỏa niềm thương nhớ. Song thật trớ trêu! Cái giờ khắc nhìn thấy con, ông càng vồ vập, cuống quýt bao nhiêu thì đứa con lại lảng tránh, chối bỏ ông bấy nhiêu! Nguyên nhân là do chiến tranh đã để lại di chứng vết thẹo trên gương mặt ông, đã làm cho con không nhận ra cha.
Xót xa khi con nhận ra cha, cất tiếng gọi ba thì cũng là lúc cha con vĩnh viễn xa nhau. Người cha thân yêu ấy đã mang theo vào chiến trường một mong ước của con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba”.
Ờ chiến trường, ông dồn tâm huyết để làm cho con một cây lược. Khi kiếm được khúc ngà, mặt ông “‘hớn hở như đứa trẻ được quà”, những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc’. Khi chiếc lược đã hoàn thành, ông tỉ mẩn gò
công khắc từng nót: ‘Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nâng niu, trân trọng như một vật báu, ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt”. Có người nói: lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo. Sáng tạo một tác phẩm thiêng liêng, cao quý duy nhất về tình cha con. Vì thế, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà thật kì diệu.
Đáng tiếc, kỉ vật thiêng liêng ấy chưa kịp trao cho con thì ông Sáu đã hi sinh. Tàn lực cuối cùng ông dồn lên đôi mắt và đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết nhất, như muốn nói, như muốn chuyển giao sự sống, chuyển giao ước nguyện cuối cùng của người cha cho người đồng chí: hãy tiếp tục làm tròn bổn phận của một người cha, hãy gìn giữ mãi tình cha con ruột thịt. Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Chiến tranh khốc liệt có thể cướp đi thể xác, nhưng không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã kì công làm cho con.
Sự giống và khác nhau giữa hai người cha
Lão Hạc thuộc tầng lớp nông dân cố cùng sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão tiêu biểu cho số phận người nông dân khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám. Cha con phải xa lìa nhau là do đói nghèo, do xã hội thực dân nửa phong kiến dã man tàn bạo, áp bức, bóc lột khiến cho đời sống của họ lâm vào bước đường cùng.
Còn ông Sáu, cha con phải xa lìa nhau, không nhận ra nhau là do chiến tranh. Tội ác của chiến tranh đã gây bao đau thương tang tóc cho mỗi gia đình Việt Nam. Ông Sáu là người chiến sĩ trung thành với cách mạng, gắn bó vói quê hương, đồng chí, đồng đội, thương yêu con nhưng vì nghĩa lớn phải ra đi và bị hi sinh.
Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho
con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Trong cảnh ngộ, tình cha con càng được tỏa sáng, thiêng liêng và cao quý.
Kết bài
Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng biết mấy.
Bài "Lặng lẽ Sa Pa" và "Những ngôi sao xa sôi" đều là những tác phẩm văn học mang tính tả cảnh, miêu tả về vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tuy nhiên, hai tác phẩm này có những điểm khác biệt nhất định.
Đầu tiên, bài "Lặng lẽ Sa Pa" miêu tả về vẻ đẹp của Sa Pa vào mùa đông, khi cảnh quan được phủ bởi tuyết trắng. Trong khi đó, "Những ngôi sao xa sôi" lại miêu tả về vẻ đẹp của bầu trời đêm, với những vì sao lung linh.
Thứ hai, cả hai tác phẩm đều sử dụng những từ ngữ tươi đẹp, sống động để miêu tả cảnh vật. Tuy nhiên, bài "Lặng lẽ Sa Pa" lại sử dụng nhiều hình ảnh, so sánh để tạo ra hiệu ứng thị giác cho người đọc, trong khi "Những ngôi sao xa sôi" lại sử dụng nhiều câu thơ, tạo ra hiệu ứng âm nhạc cho người đọc.
Cuối cùng, hai tác phẩm này đều mang đến cho người đọc cảm giác yên bình, thanh tịnh, nhưng mỗi tác phẩm lại có cách miêu tả riêng biệt, mang đến cho người đọc những trải nghiệm khác nhau.
Giải chi tiết:
1/ Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt, nêu ý kiến.
- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.
- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.
2/ Giải quyết vấn đề:
2.1/ Giải thích ý kiến:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:
+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:
a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:
* Tình huống truyện:
- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.
- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.
+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.
+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:
+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...
+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.
b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:
* Tình huống truyện:
- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:
+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.
+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.
- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.
- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
3/ Đánh giá chung:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,....
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
BPTT: so sánh
Cho thấy nỗi buồn của ông Sáu khi con gái không nhận ra mình và quay lưng bỏ đi, cảm giác lúc đó của ông là buồn và tuyệt vọng