K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2018

Vào thập niên 1960 Nhật Bản đã phát triển rất nhanh chóng và một số nhà phân tích dự đoán sẽ vượt qua Hoa Kỳ, trong khi đó nền kinh tế của Trung Quốc chỉ ở mức trung bình. Khi Nhật Bản đóng góp 16% vào tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 1960-1990 thì Trung Quốc chỉ 2%.

Nhưng đến năm 2015 Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu giai đoạn 1990-2014, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển sang một sự tăng trưởng chậm lại, các nhà quan sát đang lo ngại Trung Quốc có thể không còn là động cơ kinh tế của thế giới.




Trung Quốc và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Năm 2000 GDP của Nhật Bản bình quân đầu người đã tăng tương đương Hoa Kỳ (tính theo độ tuổi lao động), có tỷ lệ cao nhất trong các nước G7 kể từ năm 2000 (cao hơn 1,5% năm 2000-2010 và 2% năm 2010-2015). Hiện nền kinh tế của Nhật Bản gặp khó khăn ngày càng tăng với lực lượng lao động bị “co lại” trong hai thập kỷ qua, giảm năng suất lao động so với các quốc gia khác. Theo Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey ước tính, năng suất của Nhật Bản giảm khoảng 30% so với Hoa Kỳ. Sự kết hợp năng suất thấp hơn và một lực lượng lao động bị thu hẹp làm cho tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại là không thể tránh khỏi đối với một nước phát triển.



Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trong khi đó Trung Quốc phải đối mặt với thách thức nhân khẩu học, với dân số già sẽ đè nặng lên tăng trưởng dài hạn trừ khi chính phủ tiến hành các bước quan trọng hơn để cải thiện tỷ lệ sinh trong trung hạn. Tuy nhiên, tái cân bằng nền kinh tế vẫn là nhiệm vụ quan trọng. Điều này đòi hỏi một quá trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng đầu tư dẫn đến tiêu thụ theo định hướng sản lượng kinh tế được tạo ra bởi nhu cầu trong nước thay vì xuất khẩu. Trong khi các ngành công nghiệp đã trải qua một sự sụt giảm mạnh trong hai năm qua, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định. Sự đóng góp của đầu tư đối với tăng trưởng GDP giảm mạnh, ước tính 21,5% trong năm 2015, mức thấp nhất trong một thập kỷ. Trong khi tiêu thụ trong nước tăng trưởng, chiếm khoảng 2/3 tăng trưởng GDP so với năm 2014, kinh doanh lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển, trong hai năm 2014-2015. Tái cân bằng trong ngắn hạn có thể sẽ gây sốc cho nền kinh tế và dẫn đến tăng trưởng chậm, gia tăng tình trạng thất nghiệp, trước khi tiến đến sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.



Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Chiếm 2/3 sản lượng của khu vực và khoảng 1/2 thương mại Châu Á, hoạt động kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản - hai nền kinh tế lớn của châu Á ảnh hưởng lớn đến toàn bộ khu vực. Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu cho tất cả các nền kinh tế lớn của Châu Á. Trong khi phần lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực được chế biến và tái xuất với phần còn lại của thế giới, đất nước này ngày càng đóng một vai trò quan trọng như là người tiêu dùng cuối cùng. So với các mối liên kết thương mại mạnh mẽ của Trung Quốc với các quốc gia khác, Trung Quốc hiện đang đóng một vai trò nhỏ trong đầu tư toàn cầu, đặc biệt là đầu tư gián tiếp.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn là một thế lực trong thương mại toàn cầu và dòng vốn đầu tư lớn mặc dù tình hình trong nước đang trì trệ. Sự thiếu tăng trưởng trong nước làm cho Nhật Bản trở thành nhà đầu tư hàng đầu ở nước ngoài. Nhật Bản là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của đa số các nền kinh tế châu Á. Năm 2011-2014 Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.

Tại thời điểm này, kinh tế Trung Quốc chậm lại và yếu hơn Nhật Bản là hai rủi ro chính sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng châu Á và toàn cầu trong những năm tới. Hai nước phải đối mặt với những thách thức khác nhau, nhưng họ có một điểm chung là sự cần thiết phải cải cách cơ cấu để đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Trong trường hợp của Trung Quốc, những cải cách liên quan đến việc dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước và tiêu thụ như là một nguồn tăng trưởng, tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và nâng cao năng suất trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với Nhật Bản, chính quyền Abe đã dành ưu tiên cho một số chính sách để ngăn chặn sự suy giảm dân số ở tuổi lao động (thông qua sự tham gia đang tăng dần của lực lượng lao động phụ nữ và nước ngoài) và buộc các công ty Nhật Bản đầu tư nhiều hơn hoặc tăng lương… Cả hai chính phủ đang sử dụng một loạt các công cụ của chính sách tiền tệ và tài chính để thay đổi và tạo áp lực để thúc đẩy cải cách văn hóa, làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Vẫn còn quá sớm để đánh giá sự thành công của các chính sách mà Nhật Bản và Trung Quốc đưa ra. Nếu thành công, phần còn lại của châu Á sẽ có thể gặt hái những lợi ích chung từ các nền kinh tế đầu tàu này.


10 tháng 10 2016

chúng ta k thể so sánh khập khiễng dc vì nhật bản thuộc nhóm G7 (các nước có nền kinh tế pt) còn TQ ( tàu khựa) chỉ là nền kte thuộc các nuoc dang pt

voi chi so sánh với voi = mỹ, nhat , anh,duc, canada,phap,.....

kiến chỉ so sánh với kiến = tq, an do, braxin, nga,....

 

 

9 tháng 10 2016

nhật bản đúng hơm

4 tháng 1 2018

nhật là một nước có nền kinh tế phát triển lâu dài tuy lãnh thổ nhỏ nhưng họ có yếu tố con người biết áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất kinh tế và đánh mạnh vào một ngành như cơ khí.
trung quốc là nươc phát triển đa thành phần kinh tế họ xuất khẩu khắp thế giới các mặt hàng như may mặc giá cực kỳ rẽ và họ đưa người đi khắp thế giới để học hỏi sau đó trở về phục vụ cho đất nước hiện nay họ là nước đang trên đà đi lên về kinh tế cao nhất thế giới.
bài học cho sự phát triển kinh tế là biết áp dụng cái mới của khoa học kỹ thuật đầu tư con người một cách chính xác và lâu dài nắm bắt thời cơ trong tiến trình hội nhập xác định đúng hướng ngành kinh tế mũi nhọn.

* Vì người Nhật sớm mở cửa để người Tây phương vào buôn bán, sớm học hỏi khoa học kỷ thuật của người phương Tây và đưa khoa học kỷ thuật vào sản xuất hàng hóa để canh tân nước Nhật. Đây là đường lối , chính sách của Minh Trị Thiên Hoàng . Nhưng cũng nhờ vào may mắn : khi Nhật đầu hàng vô điều kiện phe đồng minh vì bị thả 2 trái bom nguyên tử ở 2 thành phố trong thế chiên thứ 2 , thì Nhật không có quyền tổ chức quân đội, mà Mỹ phải bảo đảm độc lập cho Nhật , nên tất cả ngân sách Nhật chỉ dồn vào phát triễn kinh tế chứ không cho quốc phòng .

1 tháng 12 2021

Đáp án D. Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ 2 thế giới và là nước có kinh tế – xã hội phát triển toàn diện

  
1 tháng 12 2021

d

11 tháng 12 2016

Sau chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu hồi phục kinh tế. Từ năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra cũng là lúc mà ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triển đến kinh ngạc. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực đóng tàu và sản xuất sắt thép tăng nhanh chóng. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nhật bắt đầu xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp mới.

Ngoài kỹ năng về lao động và quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá nguyên liệu rẻ nhất. Sản lượng và doanh thu từ thép tăng vọt. Đóng tàu và các ngành công nghiệp khác cũng phát đạt. Trong đó, có một số ngành mới như điện tử, sản xuất ô tô, đồ điện cũng bắt đầu phát triển. Từ những ngành công nghiệp trên, các nhãn hiệu hàng đầu thế giới bắt đầu xuất hiện như Sony, Panasonic và Honda.

11 tháng 12 2016

thank you

 

Giúp Em Với Ạ !!Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ !!

Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?

A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?

A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa cuối thế kỉ XX.      C. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 3. Đánh giá về các nền kinh tế châu Á người ta thấy đặc điểm nổi bật là

A. các nền kinh tế phát triển đồng đều nhau.           

B. các nền kinh tế đang có sự tăng trưởng mạnh nhưng trình độ không đồng đều nhau.

C. các nền kinh tế phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á.  

D. các nền kinh tế kém phát triển tập trung nhiều ở khu vực Đông Á.

Câu 4. Trong nhiều năm qua, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Châu Á là

A. Trung Quốc.          B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nền kinh tế châu Á?

A. Còn đang phát triển với trình độ thấp.           B. Phát triển nhanh với trình độ cao.

C. Chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp.                D. Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

1
15 tháng 11 2021

1C 

3C

4A

5B

11 tháng 12 2021

B