K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2020

Cảm ơn nha

4 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

4 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

- Miền khí hậu phía Nam phân hoá thành 3 vùng khí hậu: Vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

- Trong mỗi vùng khí hậu, cần phân tích (trình bày, so sánh, giải thích...) về:

+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

2 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

24 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

- Miền khí hậu phía Bắc phân hoá thành 4 vùng khí hậu: vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Trong mỗi vùng khí hậu, cần phân tích (trình bày, so sánh, giải thích...) về:

+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa khô.

13 tháng 2 2016

- Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta : Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, trẻ nên có nguồn lao động rất dồi dào. Nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta

- Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát triển  dân số ở nước ta hiện nay : Lao động nước ta chủ yếu hoạt động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia tăng dân số ở khu vực nông thôn còn cao, làm cho tốc độ gia tăng dân số của cả nước khá cao

27 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khác nhau về nhiệt độ

- Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt độ trung bình năm; biên trình nhiệt năm (có một cực đại hay hai cực đại, các tháng có nhiệt độ thấp/ cao bất thường...).

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió); gió mùa đông và độ cao địa hình ở hai khu vực.

b) Khác nhau về mưa

- Căn cứ vào các bản đồ lượng mưa, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về lượng mưa trung bình năm (tổng lượng mưa năm), tháng mưa cực đại, sự phân mùa mưa, khô.

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ mưa để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió, gây mưa lớn ở sườn đón gió); một số vị trí ít mưa ở Nam Trung Bộ do ở vị trí địa lí khuất gió/song song với hướng gió...

27 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Độ cao địa hình

- 3/4 diện tích địa hình Việt Nam là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (85% địa hình cao dưới 1000m), nên khí hậu chủ yếu của nước ta là nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

- Do độ cao địa hình, nên khí hậu nước ta phân hóa thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình đến 600 - 700m ở miền Bắc và đến 900 - 1000m ở miền Nam); đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (độ cao đến 2600m); đai ôn đới gió mùa trên núi (từ 2600m trở lên, chỉ có ở miền Bắc).

- Những đỉnh núi cao đón gió là những nơi mưa nhiều của nước ta (Móng Cái, các núi dọc biên giới Việt - Trung, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh, cực Nam Trung Bộ...). Nơi địa hình thấp, trũng, khuất gió có lượng mưa rất thấp (Móng Cái, thung lũng sông Ba...).

b) Hướng địa hình

- Hướng vòng cung:

+ Các cánh cung núi Đông Bắc mở rộng về phía bắc và phía đông đón gió mùa Đông Bắc trực tiếp, làm cho nền nhiệt độ ở đây vào mùa đông thấp nhất nước ta, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C.

+ Cánh cung Đông Triều thẳng góc với hướng gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió và ít mưa ở vùng khuất gió (Cao Bằng, Lạng Sơn).

- Hướng tây bắc - đông nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió mùa Đông Bắc, chặn sự xâm nhập trực tiếp gió này vào Tây Bắc, làm cho những nơi có cùng độ cao với Đông Bắc đều có nhiệt độ cao hơn.

+ Các dãy núi ở biên giới Việt - Lào cùng với gió Tây Nam đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Nam Tây Bắc và cả ở đồng bằng Bắc Bộ vào đầu mùa hạ.

+ Dãy núi Trường Sơn cùng với gió Tây Nam đầu mùa hạ đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Duyên hải miền Trung và gây mưa nhiều cho Tây Nguyên (ở sườn đông của Trường Sơn Nam). Về mùa đông, dãy Trường Sơn cùng với gió mùa Đông Bắc gây mưa cho Duyên hải miền Trung (nhất là khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), gây hiện tượng phơn ở Tây Nguyên.

+ Nơi núi nhô ra sát biển (mũi Dinh, bán đảo Cam Ranh) đã chặn cả gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió Đông Bắc về mùa đông, làm cho khu vực khuất gió (Phan Rang) lượng mưa rất nhỏ (khoảng chừng 500- 600mm).

+ Dãy Bạch Mã chặn gió mùa Đông Bắc, là nguyên nhân chủ yếu tạo sự phân hóa khí hậu về mùa đông ở hai miền Bắc và Nam nước ta: miền Bắc có một mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và ít mưa; cùng trong thời gian đó, miền Nam là mùa khô rõ rệt, nhiệt độ tương đối cao.

30 tháng 10 2023

 Đặc điểm phân bố khí hậu:

- Khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới: Vùng phía Nam Việt Nam, bao gồm miền Nam và Nam Trung Bộ, thường có khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi mùa khô là từ tháng 11 đến tháng 4.

- Khí hậu ôn đới đến cận ôn đới: Vùng phía Bắc Việt Nam, bao gồm Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, thường có khí hậu ôn đới đến cận ôn đới. Mùa hè ấm áp và mùa đông se lạnh. Có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

- Khí hậu núi cao: Các khu vực núi cao như Tây Bắc và Tây Nguyên có khí hậu núi cao với nhiệt độ thấp hơn và có thể có tuyết vào mùa đông.

Đặc điểm cảnh quan tự nhiên:

- Rừng núi: Việt Nam có nhiều khu vực rừng núi, bao gồm rừng nguyên sinh quý hiếm. Các khu vực này có cảnh quan đa dạng với nhiều loài thực vật và động vật.

- Bãi biển và đảo: Việt Nam có bờ biển dài và nhiều đảo. Bãi biển ở Việt Nam nổi tiếng với cát trắng và nước biển trong xanh. Cảnh quan đảo đẹp với nhiều bãi biển hoang sơ và rạn san hô.

- Núi non và thung lũng: Núi non và thung lũng tạo nên cảnh quan đa dạng với nhiều sườn núi, thác nước, và đồng cỏ.

- Hồ và sông: Việt Nam có nhiều hồ và sông quan trọng như Hồ Tây, Sông Hồng, và Sông Cửu Long, tạo nên cảnh quan thú vị và cung cấp nguồn nước quý báu.

- Đầm lầy và rừng ngập mặn: Cảnh quan đầm lầy và rừng ngập mặn tạo ra môi trường đặc biệt cho đời sống thực vật và động vật.