K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2019

Khác nhau hình thức

   + Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

   + Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

  - Ý nghĩa khác nhau:

   + Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

   + Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

  - Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

   + Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

   Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

   + Anh có đi Sài Gòn không?

   Anh đã đi Sài Gòn chưa?

2 tháng 2 2020

-Con có nhận a con không?- Câu này chưa thực sự nhấn mạnh hỏi 1 cách bình thường

-Con đã nhận ra con chưa?-Hỏi như lần thứ 2 "con đã nhận ra chưa" nhấn mạnh 1 lần nữa

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! (Câu cảm). Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân (Câu trần thuật). Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? (Câu nghi vấn) 
Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này (Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)...

31 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Phải chăng nhà thơ đã gửi toàn bộ khao khát của mình vào bài thơ?. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Câu nghi vấn: in đậm

31 tháng 3 2021

ai giúp với ạ

 

Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng :- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ...
Đọc tiếp

Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?

b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng :

- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù

chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ?

( Phạm Duy Tốn )

c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :

- Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

( Em Bé Thông Minh )

d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :

-   Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :

-   Sao cô biết mợ con có con ?

( Nguyên Hồng )

1
16 tháng 3 2022

a, Câu nghi vấn : Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?

`-` Dùng để : bộc lộ cảm xúc, tình cảm, có ý cầu khiến.

b, Câu nghi vấn : Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ?

`-` Mục đích : đe dọa

c, Câu nghi vấn : mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

`-` Mục đích : hỏi

d, Câu nghi vấn : Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

`+`  Sao cô biết mợ con có con ?

`-` Mục đích : hỏi

22 tháng 3 2020

Trả lời :

a, đặc điểm : có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..

chức năng : câu được dùng để hỏi

b, Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:

 
 
 

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Không phải ngẫu nhiên trong bài thơ "Ông Đồ" lại xuất hiện những câu nghi vấn. Những câu nghi vấn này có thể nói là những điểm nhấn rất đắt.

1. Đó là những câu hỏi hướng đến một lớp người năm xưa từng trọng chữ Nho mà nay theo sự đổi thay của thời cuộc lại trở nên thờ ơ, vô cảm. Câu hỏi như một lời trách móc về sự đổi thay của con người.

2. Câu hỏi thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3. Câu hỏi tu từ không lời đáp khiến cho giọng điệu bài thơ trở nên buồn thương, da diết, xoáy sâu vào lòng người đọc.

4. Những câu hỏi này cũng góp phần làm cho tứ thơ được mạch lạc hơn.

 
 
chúc bạn học tốt !
 
 
16 tháng 5 2018

Trong những câu trên, các câu trần thuật:

    + Tôi bật cười bảo lão.

    + Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

    + Không, ông giáo ạ!

  - Câu cầu khiến:

    + Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

    + Không, ông giáo ạ!

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu!

  - Những câu nghi vấn:

    + Sao cụ lo xa quá thế?

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  b, Những câu nghi vấn dùng để hỏi:

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:

    + Sao cụ lo xa quá thế? – Sự cảm thông với hoàn cảnh và quyết định của lão Hạc.

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? – lời khuyên lão Hạc sử dụng tiền để ăn uống, không nên nhịn đói.