Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái
Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái | Sinh trưởng và phát triển qua biến thái |
Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. | Con non có sự thay đổi đột ngột hình thái, cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thành. |
Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác. | Con non phát triển thành con trưởng thành cần trải qua giai đoạn lột xác |
Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn
Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn | Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn |
Ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. | Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. |
Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (giai đoạn nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành. | Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành. |
- Phát triển không qua biến thái là: con non có đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, sinh lí tương đồng với con trường thành. (VD: người)
- Phát triển qua biến thái là: con non có đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, sinh lí không tương đồng với con trường thành. (VD: côn trùng, ếch, nhái,...)
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là: kiểu phát triển mà con non có cấu tạo, hình dạng, sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua rất nhiều các giai đoạn trung gian biến đổi hình thái rồi mới thành con trưởng thành. (VD: trứng -> dòi -> nhộng -> ruồi)
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là: kiểu phát triển mà con non phát triển chưa hoàn thiện trải qua nhiều đợt lột xác để biến thành con trưởng thành. (VD: trứng -> tôm con -> tôm trưởng thành)
- Sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái:
+ Phát triển của động vật qua biến thái là kiểu phát triển có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
+ Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- Sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
+ Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trường thành.
+ Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Qua biến thái hoàn toàn | Qua biến thái không hoàn toàn | Không qua biến thái | |
---|---|---|---|
Nhóm động vật | Đa số côn trùng và lưỡng cư | Một số côn trùng | Đa số động vật |
Đặc điểm | Ấu trùng có đặc điểm cấu tạo, sinh lí và hình dạng khác hoàn toàn con trưởng thành, chúng cần qua giai đoạn trung gian để trở thành con trưởng thành. | Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành. | Con non sinh ra có đặc điểm cấu tạo và hình thái tương tự con trưởng thành. |
Các giai đoạn phát triển của cá thể | Phôi và hậu phôi | Phôi và hậu phôi | Phôi thai và sau sinh. |
Ví dụ | Bướm, ếch,… | Châu chấu, cào cào, ong,… | Hổ, báo, chó, mèo, người,… |
- Động vật phát triển không qua biến thái: con non và con trưởng thành giống nhau về hình thái, cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể. vd: lợn , bò...
- Động vật phát triển qua biến thái bao gồm 2 nhóm:
- Biến thái không hoàn toàn:con non giống với con trưởng thành nhưng bé hơn, khác về tỉ lệ các thành phần cơ thể, con non phải qua nhiều lần lột xác cứ một lần lột xác thì giống con trưởng thành hơn một ít. Ví dụ: cào cào con non chưa có cánh → qua nhiều lần lột xác đến lúc trưởng thành nó có cánh và trưởng thành về mặt sinh dục.
- Biến thái hoàn toàn: giai đoạn ấu trùng khác hẳn với giai đoạn trưởng thành. Ví dụ: ấu trùng sâu → nhộng → bướm
+ Giống nhau:
Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
+ Khác nhau về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích:
* ở thực vật chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích cùa các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế:
+ Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng).
+ Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó).
* ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
câu 1:
+ Giống nhau:
Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
+ Khác nhau về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích:
* ở thực vật chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích cùa các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế:
+ Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng).
+ Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó).
* ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
Lời giải:
1 Đúng, 4 sai
2 sai, Âu trùng có hình dạng, cấu tạo gần giống con trưởng thành chỉ có ở phát triển qua biến thái không hoàn toàn
3 sai, Âu trùng có hình dạng, cấu tạo khác với con trưởng thành chỉ có ở phát triển qua biến thái hoàn toàn
Đáp án cần chọn là: C
- Động vật phát triển không qua biến thái: Cá chép, rắn, bồ câu, chó, mèo, chuột, ...
- Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: Cánh cam, bướm, bọ rùa,...
- Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: bọ ngựa, châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, ếch, nhái, cóc, ve sầu,...