Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tính đa dạng của động vật và thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Thực vật bao gồm những sinh vật có đặc điểm chung là: tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ như cây lúa, ngô, khoai, bầu, bí, hoa hồng, cây gỗ lim…Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Ví dụ như cây rêu, cây dương xỉ, cây thông…Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau: Ngành Rêu, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín.
2. Vai trò của động, thực vật
- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê. Người ta đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy liên tục 20 giờ 1 ngày. Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin.
+ Chăm sóc và bảo vệ cây con.
+ Chăm sóc và bảo vệ động vật có ích dùng để tiêu diệt các động vật phá hoại mùa màng như bọ rùa, ong mắt đỏ, chim sẻ…
+ Không săn bắt động vật hoang dã và sử dụng những vật dụng được sản xuất từ động vật hoang dã như da, lông, ngà voi…
+ Bảo vệ, không khai thác các động thực vật quý hiếm trong sánh đỏ Việt Nam về động vật gồm các loài như: ốc xà cừ, hươu xạ, tôm hùm, rùa núi vàng, cá ngựa gai, khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen …
+ Thực hiện Luật BVMT, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của động thực vật; khuyến khích trồng cây gây rừng (kể cả rừng ngập mặn), phủ xanh đồi trọc.
+ Bảo vệ biển và bờ biển, chống ô nhiễm môi trường biển để bảo vệ động thực vật biển.
+ Tham gia tuyên truyền giáo dục rộng rãi để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng và biển.
II. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
- Kể tên và nhận biết được một số loài động thực vật ở Việt Nam.
- Nêu được vai trò quan trọng của động vật, thực vật đối với đời sống của con người.
Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết cây cối và con vật.
- Chăm sóc, bảo vệ cây cối và con vật.
Về thái độ
- Yêu thiên nhiên.
- Có thái độ đồng tình với những việc làm cần thiết để bảo vệ cây cối và những con vật có ích.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC
Học sinh THCS đã có khả năng quan sát, nhận biết, có ý thức bảo vệ động, thực vật, bảo vệ môi trường, vì vậy, cần cung cấp thêm thông tin cho các em để HS biết được sự đa dạng về sinh vật ở Việt Nam và ở địa phương mình, biết được vai trò của động thực vật đố với đời sống cũng như đối với nền kinh tế của địa phương. Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ động, thực vật bằng cách chăm sóc chúng, phản đối những việc làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, tùy theo từng lớp, tùy theo thời gian thực hiện mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho thích hợp.
- Một số phương pháp có thể tham khảo:
a/ Phương pháp trò chơi . Thông qua các trò chơi giúp các em chơi mà học. Ví dụ:
- Trò chơi : Đố vui “ Đoán xem con gì? Đoán xem cây gì?”
Cách chơi: Mỗi HS tham gia trò chơi được phân công là một loài cây hoặc con vật. Lần lượt từng em đứng trước lớp và hỏi cả lớp :
Đố các bạn tôi là con gì? (hay cây gì?)
Tôi có đặc điểm như sau...
Tôi có ích (hay có hại) cho cuộc sống của con người ?
Các bạn sẽ làm gì để bảo vệ tôi nếu cả họ nhà tôi bị tiêu diệt hết ?
Cá nhân hoặc tổ nào trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Trò chơi: Xem ai đoán nhanh
GV chuẩn bị những hình vẽ hay những đoạn băng về các cây, con sống trong các môi trường khác nhau. Tổ chức cho các em chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm . Xem nhóm nào đoán nhanh tên cây con và môi trường sống của chúng, đoán xem khi nào thì chúng sinh trưởng và phát triển tốt, khi nào thì chúng bị tiêu diệt.
Cá nhân hoặc nhóm nào đoán nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Trò chơi giải ô chữ.
- Trò chơi mở các mảnh ghép…
b/ Phương pháp thảo luận
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong GDBVMT. Qua thảo luận, mọi HS đều suy nghĩ, đóng góp ý kiến của mình giúp các em hứng thú, tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
Ví dụ: Giả sử nếu không có động vật và thực vật thì đời sống của chúng ta sẽ ra sao? Nhà bạn nuôi con vật nào? Bạn hãy nêu cách bạn chăm sóc con vật đó?
c/ Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức cho HS trực tiếp được trải nghiệm, được tham gia vào công việc cụ thể như: Trồng và chăm sóc cây rau cải; Nuôi và chăm sóc mèo; Quan sát khi mèo bắt chuột...Qua quá trình thực nghiệm giúp các em rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm, quan sát, nhận xét, đánh giá. Mặt khác còn làm cho các em yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động, yêu cây, con mà mình chăm sóc, trồng trọt, biết được giá trị và có ý thức bảo vệ chúng.
d/ Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa
Trên cơ sở quan sát, điều tra khảo sát giúp HS thấy được sự phong phú đa dạng của động thực vật, yêu thiên nhiên đồng thời cũng thấy được những thực trạng về môi trường để giúp các em hành động đúng và lên án những hành động làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thực tiễn giúp học sinh có ý thức lao động, có thói quen bảo vệ môi trường tại trường, lớp, gia đình và xã hội.
Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc thi như: Thi tìm hiểu động thực vật tại địa phương; Thi vẽ tranh về động thực vật... ; tổ chức câu lạc bộ bảo vệ môi trường, bảo vệ biển...
Động vât
+Cung cấp khí O2 và thức ăn
+Cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật
Con người
+Cung cấp khí O2 và thực phẩm
+Cung cấp một số sản phẩm cho con người,....v.v
Một số biện pháp quan trọng phòng bệnh cho vật nuôi
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...
Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.
Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.
Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.
Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.
2. Vệ sinh thức ăn nước uống
Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
3. Quan sát vật nuôi hàng ngày
Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...
Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).
4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường
Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.
Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.
Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.
Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.
2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.
Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
- THẾ NÀO LÀ BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC ?
Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
II - BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
1. Sử dụng thiên địch
a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
ơ từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian... (hình 59.1).
b) Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám (hình 59.2).
2. Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
■ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
3. Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại
■ Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.
III - ĐIỂM VA NHŨNG HẠN CHẼ CỦA NHŨNG BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC 1. ưu điếm
■ Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao. tiêu diệt những loài sinh vật có hại. thê hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ánh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khoe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
2. Hạn chê
■ - Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ : Kiến vống được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam. sẽ không sổng được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
- Thiên địch không diệt triệt đề được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít vả sức sinh sàn thấp, chi bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miền dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ : Để diệt một loài cây cành có hại ờ quẩn đào Haoai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cành bị tiêu diệt, đã làm giám số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Két quả là diệt được một loài cây cành có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.
- Một loài thiên địch vừa có thế cỏ ích vừa có thể có hại:
Ví dụ : Đôi với nông nghiệp chim sé có ích hay có hại ?
Vấn để này truớc đây được tranh luận nhiều :
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là chim có ích.
Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ vì cho rang chim sẻ là chim có hại. nên Trung Quốc đã bị mất mùa liên tiếp trong một sổ năm. Thực tế đỏ đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
Đáp án : B
Các kết luận đúng là 4, 5
1 sai, hình thành loài mới theo con đường cách li địa lý xảy ra rất rất chậm và cần nhiều thoài gian
2 sai, lai xa và đa bội hóa không xảy ra trên động vật, chỉ diễn ra ở thức vật
3 sai, hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường gặp ở những động vật ít di cư
4 đúng , trước khi hình thành loài mới thì cần hình thành các đặc điểm thích nghi
5 đúng
chúng ta cân bảo vệ rừng , nghiêm cấm các hành vi buông bán , sở hữu các sản phẩm từ động vật hoang dã, tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng bảo vệ động vật hoang dã , trình báo cho các cơ quan chức năng về các đối tượng thu mua sử dụng sản phẩm động vật hoang dã
Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.
Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.
Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
Động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Ảnh minh họa |
Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.
Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.
Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.
Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Đáp án C
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động: (1), (3), (5).
Đáp án A
Các phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: (2), (3), (4).
(1) sai vì mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi thúc đẩy sự tiến hóa của cả vật ăn thịt và con mồi.
Những con vật nuôi trong nhà đều có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã đã được con người thuần hóa qua thời gian dài.
Ví dụ Hổ rừng và mèo nhà đều thuộc họ Mèo Felidae.
Câu hỏi của bạn muốn hỏi rõ về vấn đề gì thì bạn cần mô tả rõ ý hơn.
-Những con vật nuôi trong nhà đều có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã đã được con người thuần hóa qua 1 thời gian dài.
+Ví dụ:Hổ rừng và mèo nhà đều thuộc họ Mèo Felidae.