Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có 1 bạn học sinh lớp 6 viết văn tự sự mình đi học muộn như sau:
Sáng nay , như mọi ngày , mình đã đi học từ rất sớm. Đường đến trờng thật khó đi. Sau 1 trận mưa, nó trơn như đổ mỡ. Chiếc xe đạp của mình lạng cả bánh, suýt ngã. Có quãng mình phải xuống dắt xe. Đang hốí hả chạy thật nhanh vì sợ muộn giờ học , bỗng nhiên mình nghe "uỵch" sau lưng. Một chị học sinh bị ngã. Chiếc xe đạp lăn kềnh ra, quần áo dính đầy bùn đất. Một lúc sau, không thấy chị đứng dậy đi tiếp. Mặt mũi lại nhăn nhó, mình vội vã quay lại. Thì ra , chị ấy bị ngã chẹo chân, đầu gối bị dập, máu chảy ra nhiều quá. Mình vội vàng diu chị ấy đến trạm xá. Khi chị được các cô y tá rửa viết thương xong, mình nhìn đồng hồ đã quá giờ vào học. Thế là ba chân bốn cẳng mình ù chạy đến lớp ngay.
đúng ko
k nhá
Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.
Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.
Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
Kể về việc tốt em đã làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Tôi là một người ít khi giúp đỡ người khác, tôi nhớ mãi kỉ niện hồi còn học lớp 4. Tôi dã giúp một bà cụ lấy nước việc làm tuy nhở nhưng nó là một điều đáng quý với tôi.
Hôm đó trên đường đi học về tôi gặp một bà cụ khoảng 80-85 tuổi lưng còng nhưng lại xách một xô nước rất nặng. Bà cụ đang đi thì va vào một người đàn ông và xô nước đã đổ hết. Người đàn ông đó không những không quay lại xin lỗi hay hỏi han cụ mà còn quát mắng cụ. Cụ đang đi ra để nhặt cái xô thì Nam đi qua và đá cái xô đó ra xa hơn. Thấy vậy tôi chạy lại nhặt chiếc xô giúp bà cụ và lấy nước giúp bà cụ. Tôi xách nước về nhà cho bà cụ và đã biết được hoàn cảnh gia đình cụ. Gia đình cụ có 3 người con nhưng không ai nuôi cụ cả, cụ sống trong một ngôi nhà tạm bợ trong nhà không có cái gì hết. Tôi đã xách nước giúp cụ và chia sẻ vói cụ về những câu chuyện từ đó hôm nào tôi cũng sang hỏi han và làm những việc nhà giúp cụ. Và tôi cũng chia sẻ với cụ nhiều điều trong cuộc sống của tôi cụ cho tôi những lời jhuyeen trong cuộc sống.
việc làm đó tuy nhỏ nhưng đã giúp được bà cụ nên tôi rất vui. Trong cuộc sống của chúng ta chúng ta nên giúp người khác với những việc vừa sức với mình. Việc làm đó tuy nhỏ nhưng cũng sẽ giúp người khác rất nhiều.
Mình không nghĩ đươc nhiều bạn tham khảo tạm nhé!
trong cuộc sống hằng ngày, lời xin lỗi được coi là một lễ nghi, quan trọng với những người bị oan và nó cũng là một cách để thừa nhận hành vi sai trái.
Đôi khi những chuyện nhỏ nhặt có thể một câu xin lỗi là mọi chuyện lại bình thường trở lại. Mặc dù trong cái câu xin lỗi đó không thể lấy lại những gì trong quá khứ nhưng nó thể hiện ra một con người biết làm sai và ăn năn hối lỗi. Nó sẽ xóa bỏ các hành động tiêu cực mà đã gây ra. Và cái người bị xúc phạm trước đó sẽ cảm thấy một phần nào đó được an ủi hay là hối hận của người gây ra.
Khi nhận lỗi chúng ta có một cảm giác rất thoải mái nhẹ nhàng không còn lo lắng gì nữa và trong mình cảm thấy người kia không phải là người đe dọa nữa. Xin lỗi nó không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi mà nó thể hiện trách nhiệm của người đó với cuộc sống.Xin lỗi để giúp mình những lần sau không còn tái diễn những lỗi ấy..Xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.. Xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ đồng cảm với mọi người khi vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Xin lỗi còn để hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
Đặc biệt là khi chúng ta xúc phạm đến người lớn nhất là cha mẹ ,ông bà sự hối hận , xấu hổ nó khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Sau khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về việc của mình đã gây ra thì lúc đó những cái lỗi lầm hay các cảm giác khó chịu ấy dường như tan tiến từ lúc nào không hay.
Đôi khi chỉ đơn giản là một câu " xin lỗi " cũng có thể hàn gắn tình bạn , hàn gắn với người mình đã gây ra. Nó nhắc nhở ta đừng nên tái phạm lần nữa.
Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không. Họ sẽ cảm thấy mình như đnag đùa giỡn với họ vậy và đồng thời lỗi của mình có khi còn tăng lên nhiều hơn.
Cũng như các bạn khi bị ai đó chọc cho tức rồi họ không xin lỗi thì lúc đó cảm giác ra sao thì chính các bạn cũng hiểu rất rõ. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Cho thấy lỗi lầm đang nói lên bạn là một người không đổ trách nhiệm cho ai lỗi lầm cho ai.
Đừng coi thường lời xin lỗi nhé! Đơn thuần là hai chữ " Xin Lỗi " nhưng nó có thể giúp người khác hiểu bạn là người ra sao đấy!
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hánkhông phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu
Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn
Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!
MIK KHÔNG CHẮC!!!