K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2016

You too!!! Good luck ;)

20 tháng 12 2016

bn có ai ôn ko??lolang

270đ là giỏi oy!!!!!ok

mik ms thi hôm kia & đăng kí mà cx đc 220đ, hên ghê luôn!!!!!!!!!leuleu

mai mik cx có thi Lí mạng đấy, chúc bn thi tốt nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!vui

20 tháng 12 2016

Tớ được 300 điểm

Thi tốt nhé Lê Nam Phong

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):

           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, trong tiếng Anh, chỉ có tôi và bạn, dù là anh em, cha con, ...thì cũng đều có nghĩa là tôi và bạn. Nhưng tiếng Việt không như vậy, tiếng Việt có phân biệt tôi, bạn; tao, mày; anh, em; chị, em; ông, cháu;....tất cả đều có thể nói lên cái vai vế, sự tôn trọng lẫn nhau, để khi gọi nhau, người khác vẫn sẽ biết chúng ta là bạn bè, máu mủ, vợ chồng,.... Và nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa như là thể hiện tình cảm,... Ngôn từ của chúng ta cũng khác nhau, thanh điện cũng khác ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Bất kì ở đâu trên đất Việt, khi ta nói tiếng miền Bắc thì ngườu khác sẽ hiểu dù khác vùng miền. Nhưng dù như thế nào thì cái ngôn ngữ, thanh điệu của từng miền vẫn không thể lẫn vào đâu được. Dù vậy, tiếng Việt vẫn là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh, ý nghĩa của một dân tộc hào hùng đấu tranh vì đất nước, vì thứ tiếng quý báu này và để giành lại độc lập dân tộc và tiếng Việt giàu đẹp.

        

1
17 tháng 5 2020

_Từ khi học nghững chữ cái a,b,c,d,..=> Trạng ngữ xđịnh thời gian. 

  • _Tới lúc học lp => Trạng ngữ xđịnh thời gian.                                                                                                                              _Bất kì ở đâu trên đất nc Việt => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn.

_Ở các vùng miền Bắc,Trung,Nam => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn. 

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

12 tháng 2 2022

giúp với hic=))

nguồn:google bài 17I. Thế nào là vật nhiễm điện

Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác

II. Nhiễm điện do co xát

Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

Ví dụ: Cọ xát một thước nhựa vào vải len

+ Nếu đưa chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện lại gần những mẩu giấy vụn ta thấy thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy đó.

+ Nếu đưa bút thử điện chạm vào thước nhựa thì bóng đèn trong bút thử điện sẽ lóe sáng.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xátIII. Củng cố kiến thức bài học

Ví dụ:

Cánh quạt bị nhiễm điện do ma sát với không khí (Hiện tượng nhiễm điện do ma sát). Khi các hạt bụi có rất nhiều trong không khí lại gần cánh quạt, chúng bị nhiễm điện do cảm ứng. Nhờ vậy cánh quạt và các hạt bụi hút nhau, bụi dính vào cánh quạt. Lực hút của các phần tử nhiễm điện như trên gọi là lực hút tĩnh điện. Sau một thời gian lượng bụi càng ngày càng dày lên. Nếu quan sát ta thấy phần rìa cánh quạt chém vào không khí dính nhiều bụi nhất.

Câu hỏi: Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện được treo trên giá bằng một sợi dây mềm. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?

Trả lời:
Thước nhựa hút thanh thuỷ tinh vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

BÀI 18I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT1. Hai loại điện tích

    - Có hai loại điện tích đó là điện tích âm và điện tích dương. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

        + Vật nhiễm điện dương được gọi là vật mang điện tích dương (+).

        + Vật nhiễm điện âm được gọi là vật mang điện tích âm (-)

 

    Chú ý: Quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

    - Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án2. Sơ lược về cấu tạo nguyên tửVật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.

 

    - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (+).

 

    - Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm (-) tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

    - Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

    - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI1. Xác định loại điện tích của vật bị nhiễm điện

    Tùy thuộc vào bài toán mà ta sử dụng một trong hai cách sau:

    - Cách 1: Ban đầu các vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát:

        + Nếu vật nhận thêm (thừa) electron thì vật mang điện tích âm.

        + Nếu vật mất bớt (thiếu) electron thì vật mang điện tích dương.

 

    Ví dụ 1: Trước khi cọ xát thì thước nhựa và mảnh vải đều trung hòa về điện (hình 18.5a).

    Sau khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải thấy:

        + Thước nhựa nhận thêm electron nên thanh nhựa mang điện tích âm (hình 18.5b)

        + Mảnh vải mất bớt electron nên mảnh vải mang điện tích dương (hình 18.5b)

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Cách 2: Đưa vật bị nhiễm điện đến gần vật nhiễm điện đã biết loại:

        + Nếu hai vật đẩy nhau thì hai vật đó nhiễm điện cùng loại.

 

        + Nếu hai vật hút nhau thì hai vật đó nhiễm điện khác loại

 

    Ví dụ 2: Vật A bị nhiễm điện nhưng chưa biết là nhiễm điện gì, vật B nhiễm điện dương. Khi đặt vật A lại gần vật B thì thấy chúng hút nhau ⇒ Vật A và B nhiễm điện khác loại ⇒ Vật A nhiễm điện âm.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án2. Giải thích một số hiện tượng

    - Dựa vào kết luận lực tương tác giữa các vật nhiễm điện:

        + Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

        + Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

    - Khi hai vật trung hòa về điện cọ xát vào nhau thì chúng cùng bị nhiễm điện nhưng nhiễm điện khác loại (Ví dụ 1)

BÀI 19

I – DÒNG ĐIỆN

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Đèn điện sáng, quạt điện khi quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

II – NGUỒN ĐIỆN

Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.

Ví dụ: Pin, Ác quy, …

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương \left( + \right) và cực âm \left( - \right)

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Chúc bạn học tốt ! :3

1. Làm thế nào để con cua được chính chân?2. A gọi B bằng bác, B gọi C là ông nội , C kêu D là cậu, D kêu E là dì, E kêu F là chú, F gọi Z là con.Hỏi A gọi Z bằng gì ???3. Câu đố mẹo có đáp án: Bức tranh nàng Mônalisa, người đẹp này không có gì?4. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?5.  Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em...
Đọc tiếp

1. Làm thế nào để con cua được chính chân?

2. A gọi B bằng bác, B gọi C là ông nội , C kêu D là cậu, D kêu E là dì, E kêu F là chú, F gọi Z là con.

Hỏi A gọi Z bằng gì ???

3. Câu đố mẹo có đáp án: Bức tranh nàng Mônalisa, người đẹp này không có gì?


4. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

5.  Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người?

6. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu?

7.  Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên

8. Tôi chu du khắp thế giới mà tôi vẫn ở nguyên một chỗ, tôi là ai?

9. Có hai bình rộng miệng đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào (không được cho cả bình hay bất kỳ dụng cụ đựng nước nào vào chậu) ?

10. Câu đố mẹo có đáp án: Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

 

11. Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

12. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?

Đáp án: Hôm wa, hôm nay, ngày mai, ngày mốt, ngay kia, ngày nọ

13. Câu đố mẹo có đáp án: Toà nhà lớn nhất thế giới?

14. Tháng nào ngắn nhất trong năm?

15. Câu hỏi nào mà bạn phải trả lời “có”?

16. Loài chó nào nhảy cao bằng toà nhà cao nhất thế giới?

17. Câu đố mẹo có đáp án: Ai có nhà di động đầu tiên?

18. Tại sao sư tử ăn thịt sống?

19. Câu đố mẹo có đáp án: Con gì còn đau khổ hơn hươu cao cổ bị viêm họng?

20. Có cổ nhưng không có miệng là gì?

2
3 tháng 11 2021

1 Luộc con

2 Gọi = miệng

3 Không có chân mày

4 Còn 2 quả táo

5Gđ đó có 9 người

6 70.31

7que diêm

8Con Tem

9 cho đông thành đá

10 Sư tử chết đói rồi

11 Than

12: Hôm wa, hôm nay, ngày mai, ngày mốt, ngay kia, ngày nọ

13 Nhà nước

14Ba, tư

15 Đánh vần chữ có

16 Tất cả các loài vì nhà ko biết nhảy.

17Rùa và ốc sên 

18 Không biết nấu chín

19 : Con rết bị đau chân

20 Cái áo 

HT

25 tháng 1 2022

câu 10 mình chọn cánh cửa con sư tử nhịn đói 3 năm 

vì con sư tử nhịn đói 3 năm thì chết mịe

nó rồi 

có đúng ko hả bạn

mình xem soi sáng nhiều rồi đầu mình sáng lắm 

2 tháng 12 2016

mỗi nơi mỗi khác mà!!!!!!!ok

vs lại sao ko coi trên mạng đi, có đầy!!!!!!!!!!!!!hiu

2 tháng 12 2016

nhưng mik vẫn thich tự cá thầy cô ra đề hơn .vì có khi cô mik cho đè giống nhưng nếu mà xem trên mạng thì nhiều lắm ai mà nhớ được