Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ có dàn y thôi, em có thể từ đây chọn lọc ý ra rồi viết nhé:
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
+ Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà báo kháng chiến, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20.
+ Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao viết về một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội.
- Giới thiệu về hình tượng nhân vật Chí Phèo - một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân trong xã hội phong kiến.
Ví dụ: Nam Cao rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện, những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến là Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nửa đêm, Mua danh, Một đám cưới... trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là Lão Hạc. Tác phẩm Lão Hạc nói về sự tha hóa của số phận của một con người, sự thay đổi của con người về tính tình và tình cảm qua sự thay đổi về xã hội. Nổi bật nhất trong truyện là hình tượng Chí Phèo, một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhân vật này.
b) Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo
* Chí Phèo bản chất là một người nông dân lương thiện
- Chí Phèo xuất thân là một người nông dân nghèo, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi.
- Mặc dù vậy, Chí vẫn có những phẩm chất tốt đẹp:
+ Đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống -> làm ăn chân chính.
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải… -> Chí Phèo là một người lương thiện.
+ Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục -> Có ý thức về nhân phẩm, có lòng tự trọng.
=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu.
- Sau này, khi gặp Thị Nở, sự lương thiện lại một lần nữa quay lại trong Chí:
+ Nhận biết được âm thanh cuộc sống: Tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ
+ Mong muốn được làm hòa với xã hội, mong muốn có một mái ấm gia đình với Thị Nở -> ước muốn giản dị năm xưa quay trở lại với Chí Phèo.
=> Bản chất con người Chí luôn là một người lương thiện.
* Chí Phèo là một người cô độc
- Ngay từ khi sinh ra đã phải gắn với số phận không cha, không mẹ
- Xuất hiện ngay đầu tác phẩm với hành động khiến người ta khó chịu: “Hắn vừa đi vừa chửi…” -> Nhưng đằng sau tiếng chửi đó, Chí Phèo hiện lên là một người cô độc.
- Qua tiếng chửi, ta thấy nhân vật hiện lên:
+ Là một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi
+ Là nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường
- Khi thức tỉnh sau khi bị ốm, Chí cảm nhận và hình dung ra tuổi già của mình với ốm đau và cô độc và nhấn mạnh cô độc là điều đáng sợ hơn cả -> Bản thân Chí Phèo luôn là người cô độc nên mới sợ cô độc đến thế.
* Chí Phèo phải chịu số phận với nhiều bi kịch
- Bi kịch bị tha hóa:
+ Bị Bá Kiến đẩy vào tù, sau khi ra tù:
Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” -> Chí Phèo đánh mất nhân hình.Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến -> Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù -> Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến
=> Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực.
* Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Nguyên nhân: do bà cô thị Nở không cho thị lấy Chí Phèo -> định kiến của xã hội.
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
+ Sau khi hiểu ra mọi việc: Chí tuyệt vọng, uống rượu rồi xách dao đến nhà Bá Kiến đâm chết hắn và tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
=> Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đẩy vào bước đường cùng.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
c) Kết bài:
- Khái quát chung chân dung nhân vật Chí Phèo
- Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chí Phèo.
Ví dụ: Chí Phèo là hiện thân của một tầng lớp trong xã hội, đồng thời Chí Phèo là một trong những hình tượng tác giả khắc họa để thể hiện được sự xấu xa của xã hội.
Đã có bao giờ bạn ngồi thơ thẩn nhìn lời bầu trời và tự hỏi, ý nghĩa của cuộc sống này là gì? Có người sẽ nói đó là vinh hoa phú quý, là địa vị cao sang, là tìm được tình yêu đích thực. Còn phần tôi, tôi chỉ đơn thuần nghĩ rằng chúng ta sinh ra trên cuộc đời này là để sống và trải nghiệm nó. Bởi lẽ suy cho cùng, tiền bạc, của cải, tình yêu đến một lúc nào đó chúng đều có thể biến mất. Sau này, khi bạn chết đi, bạn bước sang một thế giới khác, bạn chẳng thể nào mang theo chúng bên mình được. Và trong lúc đó những gì còn lại bạn có được chỉ còn những kí ức và sự trải nghiệm.
Người ta vẫn thường lấy thời gian để làm thang đo của sự sống, thế nhưng điều thực chất làm nên cuộc đời của bạn đó chính là những trải nghiệm bạn có được trên cuộc hành trình của mình như triết học gia Jeans-Jacques Rousseau đã từng nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.” Sự trải nghiệm cũng giống như một người thầy ở trường đời, một người thầy của cuộc sống. Một sinh viên tự mình đi làm thêm trang trải cuộc sống mới hiểu được đồng tiền khó kiếm như thế nào. Một start-up trẻ phải thử nghiệm, phải thất bại mới biết được cách vận hành một mô hình kinh doanh. Một người bôn ba du lịch khắp thế giới mới biết được ở nước bạn, người ta làm được những gì mà quê hương mình chưa làm được, tiếp nhận những luồng tư tưởng mới và thay đổi cách nhìn nhận của mình. Chính sự trải nghiệm mới mang lại cho chúng ta những bài học vô giá như thế. Để rồi từ đó chúng ta tìm ra được bản ngã, khám phá ra tiềm năng của mình. Chúng ta biết mình thích gì, chúng ta biết mình là ai, chúng ta có những khả năng gì và sống một cách trọn vẹn nhất có thể.
Vì thế, đừng ngại ngần nữa mà hãy trải nghiệm đi. Hãy học một ngôn ngữ mới, chơi một môn thể thao hoặc bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến du lịch “bụi” của mình. Tin tôi đi, và rồi bạn sẽ tìm được niềm cảm hứng, ước mơ trong chính những trải nghiệm của mình.
Tham khảo:
* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,…, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.
⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.
Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.
⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.
Tham khảo nha em:
Nam Cao cây bút truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam 1930-1945. Tên tuổi của ông gắn liền với truyện ngắn "Chí Phèo". Một truyện ngắn mang hơi thở của tiểu thuyết về cuộc đời anh chàng Chí Phèo và những nhân vật xung quanh làng Vũ Đại. Để tạo nên thành công cho tác phẩm, không thể không kể đến sự thành công xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.
Bát cháo hành xuất hiện gần cuối thiên truyện. Chí Phèo uống rượu say ở nhà Tự Lãng, ăn nằm với Thị Nở - người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn. Sáng, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.
Bát cháo hành là biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại. Có thể bát cháo với mỗi người chỉ là thứ vụn vặt. Cháo ấy có thể không ngon, nhưng chúng ta phải khẳng định bát cháo chan chứa tình người. Một tình người hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí.
Bát cháo hành là vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tỉnh, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy những âm thanh xung quanh. Và ước mơ xa xăm năm nào trở lại trong trí não của hắn. Ước mơ về gia đình nho nhỏ, chồng mướn vợ dệt vải. Trận ốm làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Bát cháo khiến Chí phải ăn năn về những hành động mình đã làm. Bát cháo hành - sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy tưởng vặt vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
Bát cháo hành - vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Chính bát cháo đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt "con quỷ dữ làng Vũ Đại". Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương. Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương thiện.
Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Sau năm ngày ở với Chí, Thị Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về. Chí níu kéo nhưng bị Thị xô đẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng "hơi cháo hành". Đó là biến thể của bát cháo hành. Hắn không say, vị ngọt của tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ "khóc rưng rức". Cuối cùng hắn lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành không cho phép hắn trở lại con đường cũ, cuộc sống của con quỷ dữ. Hắn trở về lương thiện chỉ có thể bằng tự sát. Bát cháo hành gọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy dù đau khổ, bi kịch. Bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đoạ đầy.
Bát cháo hành một chi tiết nghệ thuật của Nam Cao góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn về quan niệm nhân sinh. Lòng tốt đôi khi phải trả một cái giá cắt cổ. Và đó còn là niềm tin của nhà văn về người nông dân dù có bị bầm dập về nhân hình nhưng không bao giờ mất đi nhân cách tốt đẹp.