Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nên thơ.
b) Rừng vàng biển bạc nghĩa là rừng và biển nhiều nguồn tài nguyên quí giá.
c) Sống ở đời phải sống 1 cách trọn vẹn, đối tốt vs mọi ng xung quanh, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi họ cần.
d) Không thay lòng đổi dạ, trước sau như một, chung thủy với chồng.
e)Thắt lưng buộc bụng có nghĩa là tiết kiệm, hay nói cách khác là chi tiêu chắt bóp, không lãng phí.
g) nói về tình cảm chị em với nhau, với hình ảnh đẹp đó con người đã trở nên găn bó gắn kết với nhau hơn.
Nhớ đó nha !
Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ:
Khi ta uống nước ta cần phải biết nguồn gốc của nước mình uống từ đâu mà ra !
Xét về nghĩa bóng:
+Uống nước : hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+Nguồn : nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng
+Nhớ nguồn : người hưởng thụ thành quả phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, nhớ ơn và phát huy các thành quả mà ta đang hưởng.
+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.
~~ chúc bạn học giỏi nha ~~
Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. "Uống nước" về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Thời xưa, chưa có nước máy như bây giờ mà người Việt cổ phải làm những công trình thủy lợi rất cực khổ để dẫn nước về mương, ruộng sử dụng vào mục đích tưới tiêu và cả để uống nữa. Về nghĩa bóng, "uống nước" nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.
"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng.
Bốn biển một nhà nghĩa là người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối.
Chúc bạn học tốt !
Câu thành ngữ "Bốn biển một nhà" có nghĩa là người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối. Mọi người từ khắp năm châu bốn biển cùng đồng lòng, đoàn kết nhưa anh em trong một gia đình. Chúng ta nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
a, sương , nắng
b, mặt, đất, lưng, trời
c, nắng, mưa
d, nắng, trái bưởi
e, rừng, biển
a)Hai sương một nắng.
b)Bán mặt cho đất,bán lưng cho trời
c)Sang nắng chieu mua.
d.Nắng , trái bưởi
e,Rừng , biển
1) - Từ đồng nghĩa vs :
+ mệt nhọc là : ốm đau
+ cao : chỉ chiều cao của 1 vật lớn là vĩ đại
- từ trái nghĩa với :
+ mệt nhọc là khỏe mạnh
+ cao là thấp
2) tục ngữ ; ăn chọn nơi ,chơi chọn bạn
nghĩa là : người khôn ngoan học ăn cũng phải chọn nơ thuận lợi mà ăn , và họ cx tìm những người bạn tốt để chơi
cách hiểu : những người thông minh luôn suy nghĩ kĩ trước khi nói nên họ luôn nói đúng. Còn kẻ ngốc thì luôn nói trước khi kịp suy nghĩ nên những lời nói của họ ko được mọi người tán thành.
câu thành ngữ:nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít
Mình lớp 6 nha:)
Những người thông minh luôn nghĩ trc khi họ nói điều j đó,còn những kẻ ngốc luôn nói trc khi họ kịp nghĩ nên ý kiến của họ thường ko dc mọi người tán thành.
Hok tốt!UwU
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:
Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.
Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.
Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:
– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.
Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:
– Bà nhận chút ít để mua trầu.
Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.
– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.
Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.
Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.
Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.
Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…
Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.
Có công mài sắt có ngày nên kim
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.
Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.
Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.
Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.
“Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.
Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.
Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.
Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.