K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Ví dụ: Cho dầu vào chảo bật bếp, một lúc sau, dầu sôi.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Nhiệt lượng từ ngọn lửa của bếp truyền qua đáy chảo làm cho lớp dầu ở sát đáy chảo nóng lên và nở ra, khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp dầu phía trên. Do đó, lớp dầu nóng ở phía dưới sẽ chuyển động lên, lớp dầu ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn sẽ đi xuống. Quá trình này tạo ra dòng đối lưu làm cho cả khối dầu trong chảo nóng lên.

- Ví dụ: Vào mùa hè khi bật điều hòa, nhiệt độ xung quanh điều hòa được làm lạnh sẽ di chuyển xuống phía bên dưới sàn của phòng, nhiệt độ nóng sẽ được đẩy lên phía trên điều hòa và tiếp tục được làm lạnh.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Lớp không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn nên sẽ di chuyển xuống dưới đẩy lớp không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn lên trên, cứ lần lượt tạo thành dòng đối lưu.

3 tháng 9 2023

- Ví dụ: Nung nóng một đầu thanh kim loại trên ngọn lửa, lát sau đầu kia cũng nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Vì năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp nên ngọn lửa đã truyền năng lượng nhiệt cho đầu thanh kim loại được hơ, các phân tử kim loại cấu tạo nên đầu đó chuyển động nhanh hơn làm các phân tử liền kề cũng chuyển động nhanh theo dần dần lan sang đầu còn lại của thanh làm năng lượng nhiệt của đầu thanh đó tăng lên dẫn tới ta thấy đầu còn lại của thanh cũng nóng lên.

Tham khảo!

 

- Ví dụ: Đun nóng một đầu thanh kim loại, lát sau cầm tay vào phía đầu kia cũng thấy nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Năng lượng nhiệt được đèn cồn đang cháy chuyển sang đầu của thanh kim loại. Thanh kim loại có khả năng dẫn nhiệt nên năng lượng được truyền dọc theo thanh đến phía đầu bên kia, khiến đầu thanh bên kia cũng nóng lên.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một ví dụ phổ biến về hiện tượng bức xạ nhiệt là ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu không khí và chiếu vào một bề mặt nhất định, nó có thể gây ra hiện tượng bức xạ nhiệt.

Sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt xảy ra thông qua sóng điện từ (EM) và sóng hạt nhân (particle). Khi ánh sáng đi qua không gian, nó được truyền qua các phân tử bầu không khí bằng sóng điện từ, truyền năng lượng đến các phân tử khác để nâng cao nhiệt độ của bề mặt nhận.

Khi tia sáng chiếu vào bề mặt, các phân tử bề mặt hấp thụ các tia sáng và phát ra năng lượng dưới dạng sóng hạt nhân, truyền đi từ bề mặt đó đến các phân tử xung quanh và làm cho chúng rung động, nâng cao nhiệt độ của chúng. Sự truyền năng lượng này được gọi là bức xạ nhiệt.

Khi bề mặt nhận được năng lượng đủ lớn, nó sẽ phát ra nhiệt và làm tăng nhiệt độ của các vật xung quanh. Sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt làm tăng nhiệt độ và làm cho vật thể trở nên nóng hơn.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ: Khi lặn trong biển

Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.

Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.

12 tháng 8 2023

Tham khảo : 

Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình sự thay đổi về trạng thái kích thước và hiện tượng ở thí nghiệm 1

23 tháng 7 2023

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là hiện tượng xảy ra khi hai vật cọ xát với nhau, gây ra sự chuyển động của các electron giữa hai vật, dẫn đến sự tích tụ hoặc mất điện tích trên các vật. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế:

1. Khi bạn chải tóc bằng lược nhựa, tóc của bạn có thể trở nên điện dương. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa lược và tóc, khiến các electron trên tóc chuyển từ tóc sang lược. Do đó, tóc tích tụ điện dương.

2. Khi bạn cọ xát một cây bút viết nhựa với tấm giấy, cây bút có thể trở nên điện âm. Sự cọ xát giữa bút và giấy gây ra sự chuyển động của electron từ giấy sang bút, dẫn đến tích tụ điện âm trên bút.

3. Trong môi trường khô hanh, khi bạn cởi áo len, áo của bạn có thể tạo ra điện tĩnh. Sự cọ xát giữa áo len và da của bạn gây ra sự chuyển động của electron, dẫn đến tích tụ điện trên áo len.

4. Khi bạn chà tay vào một chiếc cửa kính, bạn có thể cảm nhận được sự giật điện nhỏ. Điều này xảy ra do sự cọ xát giữa tay và kính, khiến các electron chuyển từ kính sang tay, dẫn đến tích tụ điện trên tay và tạo ra sự giật điện nhỏ.

5. Trong các máy xếp hình điện tử, sự cọ xát giữa các bộ phận nhựa và kim loại có thể tạo ra điện tĩnh. Điện tĩnh này có thể gây ra các hiện tượng như sự cháy chập, tĩnh điện và gây hỏng các linh kiện điện tử.

22 tháng 7 2023

a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn

b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường

c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu

d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro 

e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.

g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

2 tháng 1 2024

*Tham khảo:

1. Khi chúng ta di chuyển, cơ bắp và xương chân phối hợp với nhau để tạo ra các chuyển động như đi bộ, chạy, nhảy.
2. Khi chúng ta thực hiện các hoạt động như đánh bóng đá banh, cơ bắp và xương của cánh tay, vai và mắt phối hợp với nhau để tạo ra các động tác chính xác và mạnh mẽ.
3. Trong khi chúng ta đang thể dục, cơ tim và cơ phổi phối hợp với nhau để cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ bắp và các cơ quan khác trong cơ thể.

2 tháng 1 2024

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

a) Một số ví dụ về sử dụng năng lượng điện:

- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Quạt điện, máy bơm nước.

- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Nồi cơm điện, bàn là, đèn LED, đèn dây tóc.

b) Tác dụng của dòng điện:

- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Tác dụng nhiệt.

- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Tác dụng nhiệt, tác dụng quang.