K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2016

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?

Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)?

Câu 4: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã có những biện pháp gì để đối phó ? Kết quả? Em đánh giá gì về thái độ của nhà Nguyễn?

Câu 5: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội nào để đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Từ đó rút ra những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp vào thế kỉ XIX?

Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực : “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Câu 7: Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào? Tại sao chiếu Cần Vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân?

Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội Việt Nam?

 Câu 9: Nêu chủ trương, biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ?  Từ đó hãy rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương và biện pháp cứu nước của hai ông?

Câu 10: Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1917?

Hết

0
14 tháng 12 2018

Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.

Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789.

Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á .

Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

17 tháng 3 2018

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Kinh tế:

     + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

     + Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách "Bế quan tỏa cảng".

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân ...

23 tháng 2 2016

- Chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.

+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

- Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng. 

1 tháng 11 2019

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

21 tháng 3 2019

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 12 2019

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

22 tháng 4 2016

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

-       Kinh tế:

+         Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

+         Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

-       Quân sự: lạc hậu.

-       Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

-       Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

22 tháng 4 2016

Cô ơi là ảnh hưởng như thế nào chứ không phải là nội dung Cô ơi!