Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:- Vấn đề an toàn giao thông ở địa phương em đc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có vài người dân,hoặc phần lớn là các bạn trẻ chưa thực hiện đúng luật ATGT.
- Vd : các bạn học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã biết và chạy xe honda ; chạy xe đạp điện, xe honda mà không đội mũ bảo hiểm...
Câu 2 : giản dị, trung thực,tự trọng đem lại cho em :
- Được bạn bè quý mến.
- Cuộc sống trở nên dễ dàng, an nhàn hơn.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Câu 3: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết yêu thương con người. Không tình cảm nào quý hơn tình người. Có tình người, chúng ta mới có mối quan hệ tốt, tạo nên sự khắng khít, trân trọng giữa người với người. Tình người đã tạo nên biết bao câu chuyện đẹp trong đời sống. Ví dụ : các chiến sĩ công an giúp người dân chống lũ ở Quảng Ninh,...
Câu 4 : - Tôn sư: tôn trọng thầy cô.
- Trọng đạo : biết quý trọng đạo đức, lẽ phải.
Câu 5 : Ý nghĩa : đoàn kết, tương trợ tạo nên nguồn sức mạnh của tập thể. Ví dụ : cùng nhau hoàn thành 1 bài tập khó theo nhóm sẽ dễ hơn khi làm cá nhân,...
Câu 6 :- khoan dung nghĩa là sự tha thứ
-em đã từng tha thứ cho 1 bạn mượn rồi vô ý làm mất cây bút chì của em .
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
Nhớ là có hai câu đó là a/thái độ của em đối với những hành vi này là như thế nào
b/em có Ý thức gì về vấn đề này
- Lối sống sinh hoạt: ví dụ chúng ta không đòi hỏi quá nhiều về vật chất, ăn mặc đơn giản, không cầu kì cũng là giản dị.
- Cách đối nhân xử thế: ví dụ chúng ta tôn trọng mọi người khi giao tiếp, dùng phép tắc thông thường, gần gũi khi giao tiếp, trò chuyện thân thiện cũng là giản dị.
- Lời nói: ví dụ chúng ta với câu nói ngắn gọn, đơn giản, gần gũi với mọi người khi trò chuyện giao tiếp cũng là giản dị.
- Suy nghĩ: ví dụ chúng ta không nghĩ ngợi quá phức tạp về 1 vấn đề, suy nghĩ đơn giản cũng là giản dị.
Nếu đúng thì tick cho mk với nhé!
vẫn còn nhiều vấn đề về an toàn giao thông
bản thân e đã:
Chấp hành đúng luật an toàn giao thông
Khuyên nhủ mọi người chấp hành luật an toàn giao thông
Học tập tìm hiểu
không đi hàng 3
không la cà ngoài đường