Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.
Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn
Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.
Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.
Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và văn hóa cho bản thân mình, nhưng trước tiên vấn đề đạo đức sẽ phải đặt lên hàng đầu, và đúng như câu tục ngữ này đã nói lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói ở đây được nhắc đến như một phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhưng tại sao lời nói lại gắn liền với đạo đức bởi lẽ đạo đức nó là phạm trù bao hàm lên lời nói của con người, những người có đạo đức luôn luôn biết suy nghĩ và cư xử đúng phép, những lời nói mà họ nói ra cũng đậm đà và dễ nghe. Từ xưa đến nay chúng ta luôn được những người đi trước dạy dỗ và cần phải thay đổi những thói quen không tốt để rèn luyện bản thân mỗi ngày. Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người, thống qua nó con người có thể trao đổi tâm tư nguyện vọng và những điều cần thiết trong cuộc sống cho đối phương. Nhưng để diễn tả được điều đó con người cần phải lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp và nó đem lại những điều rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
Đúng như câu ca dao này đã nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” quả rất đúng từ xưa đến nay lời ăn tiếng nói luôn luôn được đặt lên hàng đầu nó được coi trọng và được mỗi người rèn luyện mỗi ngày, trong hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ đó là lời nói để diễn tả được nguyện vọng mà chúng ta muốn dành cho đối phương, nhưng để thu được tình cảm cao quý mà đối phương đem lại chúng ta cần sử dụng những ngôn ngữ dịu dàng dễ nghe, dù dân tộc ta đã có câu lời nói gió bay nhưng nếu chúng ta biết sử dụng những câu để lại những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi người, thì những điều đó sẽ luôn luôn tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất, và những tình cảm chân thành nhất mà đối phương dành tặng cho chúng ta.
Lời ăn tiếng nói hàng ngày mà chúng ta sử dụng nó vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng mà chúng ta dành cho mọi người, lời nói không mất tiền mua bởi lẽ đó là những ngôn ngữ mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng để giao tiếp với người khác. Không có một giới hạn nào về ngôn ngữ, mọi người được tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào cho hợp lý là những điều mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của chúng ta, giá trị của những lời nói đó để lại cho người nghe cảm giác lâu dài, nếu những ngôn ngữ đó dễ dàng và hiểu thấu được tâm tư tư nguyện vọng của đối phương, lúc đó là chúng ta đang dành được những tình cảm chân thành nhất từ mọi người.
Học ăn học nói đó là đạo lý từ xưa đến nay, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể đem ra sử dụng bởi nó sẽ tạo ra rất nhiều cảm giác cho người nghe, nếu sử dụng đúng mục đích, từ ngữ của chúng ta tế nhị dịu dàng thì sẽ tạo cho chúng ta những tình cảm đáng quý và trân trọng nhất, những tình cảm to lớn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cần phải được sử dụng và chọn lựa kĩ lưỡng, giống như nhà văn Việt Nam đã sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Ở đây đều là nói sự ra đi và cái chết của bác Dương, nhưng nhà văn đã biết sử dụng những từ ngữ tránh đem lại cảm giác đau đớn và xót xa đến con người, cũng cùng một hàm nghĩa nhưng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để tránh những từ ngữ đau thương, xót xa là những điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Giống như chúng ta cùng một hoàn cảnh vậy tại sao chúng ta không sử dụng những từ ngữ đêm lại những giá trị to lớn, và có ý nghĩa nhất, trong cuộc sống của mỗi chúng ta tâm tư tình cảm đó sẽ để lại cho chúng ta những điều mang lại những ý nghĩa cần thiết và quan trọng nhất. Một lời nói được sử dụng cần phải suy nghĩ chín chắn và nó đúng với hoàn cảnh tranh làm cho người nghe có cảm giác bị thô tục và ghê rợn, những điều đó phụ thuộc vào việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Lời nói là những công cụ vô cùng hữu ích nhưng việc sử dụng nó một cách có ý nghĩa và hiệu quả nhất là điều quan trọng và góp phần mạnh mẽ làm nên giá trị đạo đức cho phẩm chất của con người.
Đôi khi chỉ vì những câu nói không suy nghĩ mà để lại cho người nghe những cái đau đớn và những tổn thương vô cùng sâu sắc, chính vì vậy chúng ta nên chọn lựa ngôn ngữ để diễn tả nó một cách có ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa hơn, muốn làm được những điều đó chúng ta cần phải kiềm chế những cảm xúc của bản thân những lúc giao tiếp với người khác. Bởi một ngôn ngữ hay có thể để lại những hạnh phúc cho người nghe, nhưng một lời nói không ý thức được trạng thái của sự vật nó có thể gây ra đau đớn cho người nghe trong một thời gian dài nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của họ.
Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là một điều vô cùng cần thiết ngoài học tập những kiến thức về văn hóa thì vấn đề tu dưỡng về đạo đức cũng luôn luôn được đề cao và nó trở thành một phương tiện quan trọng trong giao tiếp của mỗi con người. Cùng một ngôn ngữ thể hiện nhưng chúng ta nên lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp tránh những ghê sợ đối với người nghe.
Lời nói không mất tiền mua chính vì vậy chúng ta nên sử dụng những ngôn ngữ dễ nghe để có thể vừa lòng được người khác, nên có những suy nghĩ chín chắn và đúng về việc sử dụng ngôn ngữ, có như vậy chúng ta mới làm chủ được chính cuộc sống và cuộc đời của mình.Hãy làm cho người nghe có cảm giác hạnh phúc và có thể làm vừa lòng được người nghe bằng những từ ngữ dễ nghe và để lại nhiều cảm xúc nhất cho người nghe.Khi chúng ta sử dụng những từ ngữ dịu dàng dễ nghe chúng ta sẽ có được tình cảm đáng quý mà họ dành cho mình, ra ngoài xã hội chúng ta sẽ được mọi người tôn trọng và có sự mến ngưỡng một cách rất sâu sắc.
Dân tộc ta cũng có rất nhiều những câu tục ngữ khuyên răn chúng ta về lời ăn tiếng nói hàng ngày, cần phải sử dụng nó một cách có hiệu quả và đem lại những giá trị to lớn nhất, thì cuộc đời của chúng ta sẽ luôn luôn ngập tràn những niềm vui và sự tôn trọng mà mọi người dành cho mình, tình cảm của con người dành cho nhau đó là những tình cảm đáng quý nhất, sống trong xã hội như ngày nay tình yêu thương mà con người dành cho nhau là những tình cảm đáng trân trọng và giữ gìn nhất. Mỗi người chúng ta nên biết lựa chọn những cách giao tiếp cho phù hợp, bởi học ăn học nói học gói học mở, để nói ra những lời nói hay, chúng ta phải học cách giao tiếp cho phù hợp và sử dụng những từ ngữ cho phù hợp với lòng người.
Trong cuộc sống bên cạnh những con người luôn biết sử dụng những từ ngữ hay và dễ nghe thì lại có những người hay sử dụng những từ ngữ thô tục, và biểu hiện đó là những con người không có đạo đức không có văn hóa.
Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày, luôn luôn phải có tinh thần phê và tự phê đối với bản thân bởi đó là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta có được phẩm chất tốt và vô cùng ca quý, giá trị của nó để lại cho nhân loại cũng vô cùng nhiều và để lại được cho nhân loại những điều có ích nhất.
chuc p hk tot
Em tham khảo:
“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần của một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ để động viên và khích lệ họ. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tuỳ thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta. Vì vậy tất cả mọi người chúng ta hãy cẩn thận với lời nói của mình. Hãy nói những lời mang đến niềm tin và sức sống cho những ai đi ngang qua cuộc đời bạn.
1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.
2. Thân Bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích từ ngữ khó
+ "cố tìm mà hiểu họ"
+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...
- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.
b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận
Video Player is loading.
Play
- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:
+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.
+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.
- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:
+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.
+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.
- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.
- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
3. Kết Bài
Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.
Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 8
Bài viết liên quan
Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu
Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...
Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.
Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.
Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.
Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.
-------------------HẾT---------------------
ta là thiên tài
Trả lời :
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.
Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hy sinh vì Tổ quốc; ông cụ nơi khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Tuy chú ý đến việc lựa lời để để đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp là để vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người . Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
Hok_Tốt
#Thiên_Hy