Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Chúc bạn học giỏi!
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm). |
Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959. Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. |
Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, ở thôn Thượng Phước (nay là xã Đại Hòa, Đại Lộc). Ông gần như dành cả cuộc đời mình cho hoạt động văn học nghệ thuật, đặc biệt là cho văn học thiếu nhi. Ông sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. Ông đã từng là Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Giám đốc xưởng phim hoạt hình, là thành viên Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nói tới Võ Quảng là người ta hay nhắc đến những sáng tác thơ, văn của ông. Đặc biệt là hai tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng.
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ. Thơ Võ Quảng chuyên viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng xinh xắn, nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc sống. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng được xuất bản năm 1957 là tập “Gà mái hoa”. Mỗi bài thơ khắc họa một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ. Đó là cô gà mái hoa lần đầu tiên tìm ổ, cô tự nhiên đổi nết, rối ra rối rít: “Cái đầu nó nghếch nghếch/ Cái cổ nó thon thót/ Nó kêu: tót, tót, tót!”. Ở tập thơ này, bạn đọc nhỏ tuổi còn gặp niềm vui của bạn bè “Mái hoa” như vịt, ngỗng, gà trống cùng chia sẻ khi cô ta đẻ một quả trứng hồng. Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, người ta thấy xuất hiện một tập thơ của Võ Quảng: Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đóm đóm, Măng tre, Quả đỏ…
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Quê nội (xuất bản 1972) và Tảng sáng (xuất bản 1978) là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả đã dựng 4 nhân vật với cá tính khác nhau hiện thân cho 4 tai họa chính mà nhân dân ta phải chịu đựng trong thời nô lệ, đó là nạn áp bức, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan. Cách mạng nổ ra, 4 người cùng khổ đó đã sống lại rồi cùng với các tầng lớp nhân dân vùng dậy, dần dần biến thành những chiến sĩ gan dạ dám quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân. Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm được chân lý, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận. Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện của cả nước, câu chuyện của một thời kỳ nhưng cũng là chuyện của lịch sử dân tộc. Ở đây, tác giả đã tạo ra được một giọng nói chân thật, hồn nhiên giàu hơi thở cuộc sống. Với lòng yêu quê hương tha thiết, tác giả đã làm sống lại hình ảnh những ngày đầu cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở một vùng quê miền Trung với một hiện thực đầy chất thơ. Những trang hiện thực được lồng ghép với những trang cổ tích huyền thoại bay bổng làm cho câu chuyện đầy dư vang, nối kết dĩ vãng với hiện tại, mở rộng chủ đề của truyện.
Quê nội và Tảng sáng là bộ sách thành công nhất của Võ Quảng, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng của ông và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Võ Quảng được nhiều nhà phê bình văn học và các nhà văn xếp là một trong số ít nhà văn xuất sắc viết cho các em nước ta ở thế kỷ 20, cùng với các tên tuổi Tô Hoài, Phạm Hổ, Định Hải… Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2007. Ông mất năm 2007, đến nay vừa tròn 10 năm.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
học tốt
Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.
Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.
Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.
Có thể coi bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn này là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sống lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh Đềvề cho kịp.
Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi,
dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.
Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trân đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cấm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lẩn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lùa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư
khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà Đềcàng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật.
Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như Đềchào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.
Câu 1
Mùa xuân đến , cậu bé nghèo nhặt từng chùm nắng ấp ủ giấc mơ hạnh phúc cho riêng mình . Quê cậu ở xa lắm , tận Thái Bình cơ , vậy mà Tết sắp tới rồi cậu vẫn phải lang thang trên những con phố Hà Nội để mưu sinh . Cầm sấp vé số trên tay , cậu nghĩ đến không khí ấm áp của buổi giao thừa . Qua cửa kính những ngôi nhà , những căn biệt thự lộng lẫy , cậu đã , cậu đã chứng kiến người ta đón giao thừa sang trọng , vui vẻ như thế nào . Cậu không ước được như thế , giấc mơ của cậu đơn giản hơn , cậu mong có cả cha cả mẹ , có một bộ quần áo ấm mới tính và được đi học như bao đứa bạn cùng trang lứa . Chợt cậu nhận ra mắt mình đã nhòa lệ từ lúc nào , cậu chạy vụt đi , tạm biệt giấc mơ để quay lại với thực tại , cậu lại cất tiếng giao thật lớn : " Ai vé số đê ... ! "
Câu 2
Vậy là Nàng Tiên Xuân cũng đem cái nắng ấm áp phả vào không gian , cảnh vật trở nên tươi đẹp , dậy lên sức sống mới . Không gian xuân trở nên trong trẻo , tinh khôi hơn bao giờ hết . Tấm áo xanh màu thiên thạch đã trở thành biểu tượng của sắc xuân . Điểm tô nền trời tươi trẻ ấy , những cánh én nhỏ chao liệng trông thật vui mắt , én đã đem thông điệp của mùa xuân đi khắp mọi nơi . Phía xa xa những cánh đồng xanh tươi trải rộng tít tắp tận cuối chân trời , những đám mạ non đang bén rễ , trổ những chiếc lá xanh mơn mởn , phơi phới đón cái nắng xuân rộn ràng , chúng như đnag cất lời cảm ơn tới những cô bác nông dân cần cù . Nhắc tới mùa xuân người ta không thể không nhắc tới chồi non lộc biếc muôn hoa đua nở , khắp nơi nơi những cánh đào thắm tươi tô đẹp những khoảng rừng , làm ấm lên chút không khí se lạnh còn sót lại , đòa mai còn cùng nhà nhà đón Tết . Đây đúng là loài hoa của mùa xuân . Và đâu đó , trong những mảnh vườn nhỏ , cô vũ nữ xinh đẹp Hồng Nhung đang xòe chiếc váy nhiều tầng của mình nhoẻn miệng cười rạng rỡ trông thật kiêu sa . Cảnh vật như muốn nói hộ sự lưu luyến của lòng người với vẻ đẹp thanh của của nàng tiên diệu kì .
Câu 3
Ai cũng yêu vẻ đẹp của mùa xuân . Đây là mùa của sự đoàn tụ , sum họp . Tết đến xuân về người người đều mong được quây quần bên mâm cơm ấm cúng cùng người thân và trò chuyện về một năm đã qua với biết bao nhiêu buồn vui . Mùa xuân cũng làm nảy nở trong lòng người biết bao cảm xúc mới , đó là những hân hoan , xao xuyến trước sức sống của đất trời . Ai mà không yêu được những nụ hoa chúm chím hửng hồng , ê lệ dưới nắng xuân . Những thâm âm ríu rít , rộn rã của bầy chim đang làm tôt cũng khiến người ta chợt nghĩ đến mái ấm gia đình . Mùa xuân đẹp vậy , đáng yêu vậy nhưng có phải ai trong chúng ta cũng biết trân trọng vẻ đẹp ấy hay không ? Hãy biết biến tình yêu thành hành động : trồng thêm một cây xanh cho cầu không khí trong lành , bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ nhất ... Hãy đối xử với thiên nhiên bằng tấm lòng chân thành để những mùa xuân tươi đẹp sẽ còn mãi với đất trời .
Chúc bạn học tốt ^^
. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
còn lai bn tự lm nha
đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.