Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một vài thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Tạo ra các sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein…
- Cấy ghép tế bào gốc: cấy ghép tế bào gốc cho bệnh nhân suy tim nặng do nhồi máu cơ tim cấp.
- Tạo các giống cây trồng sạch bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
- Phân tích các Protein/Proteome huyết thanh người mở ra hướng chẩn đoán trong y dược học góp phần trong công cuộc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Tạo đường chức năng có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn tiêu hoá,...
Một số thông tin liên quan tới gôm sinh học:
- Khái niệm: Gôm sinh học là một số loại polysaccharide do vi sinh vật tiết vào môi trường
- Vai trò đối với vi sinh vật: Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virus đồng thời là nguồn dự trữ carbon và năng lượng.
- Ứng dụng trong đời sống con người: Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh hay làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa. Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hóa học dùng làm chất tách chiết enzyme.
- Trong các ngành y dược học: Thành tựu trong giải trình tự gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau đã giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc được gọi là thuốc hướng đích, tác động tới những loại protein riêng biệt để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.
- Trong ngành pháp y:
+ Dựa vào mẫu máu, vết tóc, các tế bào khác nhau trên hiện trường để truy tìm tội phạm, đối tượng liên quan đến vụ án thông qua việc giải trình tự DNA.
+ Dựa vào dấu vân tay DNA đểtìm thân nhân của người bị nạn và xác định huyết thống.
+ Sử dụng dấu vân tay DNA dùng thay dấu vân tay trong thẻ căn cước công dân hiện tại.
- Trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp:
+ Công nghệ di truyền giúp các nhà sinh học chuyển gen từ loài này sang loài khác hoặc làm biến đổi gene của một loài sinh vật tạo ra những sinh vật biến đổi gen theo nhu cầu của con người, đem lại năng suất cao, chất lượng tốt hoặc giá trị chữa bệnh với giá thành rẻ.
+ Nhân giống vô tính các cây trồng lâu năm có giá trị cao để rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra hoa, kết trái của cây.
+ Tạo ra các giống cây trồng chống chịu virus.
+ Nhân bản vô tính các loài động vật như cừu, bò, mèo, khỉ, lợn,… mở ra triển vọng gia tăng số lượng của các sinh vật biến đổi gene tạo các sản phẩm protein chữa bệnh cho con người và triển vọng hồi sinh các sinh vật đã tuyệt chủng.
- Trong công nghệ thực phẩm:
+ Tạo ra sản phẩm làm thức ăn, thuốc chữa bệnh.
+ Sản xuất nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua và các sản phẩm của quá trình lên men khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người ở mọi lứa tuổi.
+ Nhờ những hiểu biết về vi sinh vật, hô hấp tế bào còn giúp con người có các biện pháp bảo quản thực phẩm lâu dài mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Trong vấn đề bảo vệ môi trường:
+ Sử dụng vi khuẩn Deinococcus radiodurans để làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm phóng xạ và các hóa chất độc hại.
+ Nghiên cứu hệ gene của các loài vi sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn carbon duy nhất có thể giúp làm giảm lượng CO2 trong khí quyển.
+ Sử dụng vi khuẩn Shewanella oneidensis làm sạch nước nhiễm thủy ngân, chì, sắt và có khả năng sản sinh năng lượng điện.
- Trong chế tạo: Nhiều robot và vật dụng được sản xuất dựa trên những nguyên lí vận hành của các sinh vật đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội
- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
Một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học:
Quy trình tạo vaccine:
- Tạo kháng nguyên từ protein hoặc DNA của virus gây bệnh.
- Giải phóng và phân lập kháng nguyên:
Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
Virut mặc dù có nhiều mặt bất lợi nhưng cũng có các mặt tích cực, có vai trò trong sản xuất chế phẩm sinh học (interferon, insulin,…).
- Người ta tiến hành gắn các gen mong muốn vào hệ gen của virut, sau đó cấy virut vào nấm men hoặc vi khuẩn, sau đó nuôi trong nồi lên men.
- Nhờ đặc tính tổng hợp nên cơ thể mới nhờ vào hệ gen của mình và lấy nguyên liệu từ tế bào chủ, thời gian sinh trưởng ngắn, đời sống kí sinh bắt buộc của virut mà con người sẽ thu được các chế phẩm sinh học trong thời gian ngắn và số lượng lớn.
- Nhờ đó sẽ cung cấp đủ lượng chế phẩm sinh học cần thiết, giá thành hợp lí.
Đóng vai trò then chốt trong công nghệ vi sinh vật là công nghệ lên men và công nghệ thu hồi sản phẩm:
- Công nghệ lên men:
+ Thức ăn chăn nuôi
+ Bia, rượu, sữa chua,…
- Công nghệ thu hồi sản phẩm:
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Bacillus thuringiensis - Bt)
+ Thuốc kháng sinh, vaccine
+ Chế phẩm xử lí chất thải rắn và nước thải.
+ Phân vi sinh.
+ Acid và dung môi hữu cơ,…
Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
Sản xuất interferon – IFN, sản xuất insulin…
* Cơ sở khoa học:
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không liên đến quá trình nhân lên của chúng.
- Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.
- Dùng phagơ làm vật chuyển gen.
* Quy trình:
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim.
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp.
- Nhiễm phagơ tái tở hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
* IFN có tác dụng:
- Chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Ở Nhật Bản họ sử dụng công nghệ tin học là robot trong việc hướng dẫn và điều dưỡng cho bệnh nhân.