K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2016

Em thấy ko tất cả đã xa rồi

Trong hơi thở,và thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào mắt làm say mê

 

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy dời tay

Tiếng ve trong veo xé đi bờ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo thức

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

3 tháng 11 2016

Pn lấy từ bài chiếc lá đầu tiên đúng ko?

25 tháng 8 2016

Ăn đơm, nói đặt”: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện.
- “ Ăn ốc nói mò”: Nói không có căn cứ
- “ Ăn không nói có”: Vu khống, bịa đặt
- “ Cãi chày cãi cối” Tran cãi không có lý lẽ.
- “ Khua môi múa mép”: Ba hoa, khoác lác
- “ Nói dơi nói chuột”: Nói lăng nhăng, không xác thực.
- “ Hứa hươu hứa vượn”: Hứa để được lòng ngưiơì khác mà không thực hiện.

25 tháng 8 2016

Mk có cả rùi và cần những câu khác cơ. Nhưng vẫn cảm ơn bạn.

28 tháng 9 2016

Mk ghi nhầm từ lược mất rùi!!!

28 tháng 9 2016

a.Từ có nghĩa chuyển là: Thân

-> Phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ

b.Từ có nghĩa chuyển là: Ăn đứt

->Phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ

9 tháng 11 2016

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ, chiến sĩ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong những ngày gian khổ và ác liệt ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời. Bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà-ôi – người mẹ yêu con, yêu nước, nuôi dưỡng trong con tình yêu làng quê, đất nước và ý chí giải phóng quê hương.

Mở đầu bài thơ là lời ru hời như để vỗ về đứa bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng me ơi
Em ngủ chơ ngoan đừng rời lưng mẹ.

Hai câu thơ này được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi khúc ru, giúp cho bài thơ nhẹ nhàng và sâu lắng. Đây là lời của tác giả nói với đứa bé nhưng chứa đựng tình yêu thương của người mẹ. Người mẹ yêu con và yêu thương các chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nên mẹ vừa địu con vừa giã gạo: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.

Hai câu thơ vừa diễn tả được sự cực nhọc trong công việc giã gạo của mẹ lại vừa diễn tả giấc ngủ không mấy thoải mái của em cu Tai. Những giọt mồ hôi vất vả của mẹ rơi xuống đã làm em như cũng cảm nhận được sự nặng nhọc cửa mẹ; em đã ngủ ngon cho mẹ yên lòng làm việc. Quả thật việc giã gạo là rất khó khăn, vất vả để biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần để phục vụ kháng chiến:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nồi và tim hát thành lời.

Mẹ vừa địu con yừa phải giã gạo nhưng mẹ vẫn cố tạo ra sự thoải mái cho con có được giấc ngủ say. Hình ảnh “vai gầy” làm gối của mẹ còn gợi xúc động trong lòng người đọc. Nỗi vất vả, nhọc nhằn được hiện ra trong khúc hát ru. Tác giả đã khai thác thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai gầy của mẹ làm gối đưa con ngủ, lưng mẹ làm nôi và nhịp tim của mẹ hát thành lời thắm thiết, Lời mẹ ru con thắm thiết như tiếng nói tâm tình của người mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.

Lời ru của mẹ chất chứa tình yêu thương đối với đứa con. Mẹ mong con sẽ có nhữtig giấc mơ đẹp là có hạt thóc trắng ngần để nuôi bộ đội đánh giặc.

Và mẹ mong con lớn nhanh để “vung chày lún sân”. Trong ước mơ của mẹ chứa đựng niềm hi vọng con mình lớn lên sẽ trở thành một thanh niên khỏe mạnh để giúp ích cho nước, cho dân, Tình mẹ con ở đây ngày càng đẹp hơn bởi nó gắn với tình yêu quê hương, đất nước.

Nhà thơ ru cho em bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Hình ảnh người mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi thật cảm động trong lòng người đọc, Núi rừng rộng lớn nhưng sức mạnh có hạn. Lời ru của mẹ đã mô tả được công việc khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh vác. Vì thế đứa con là niềm an ủi, niềm hi vọng của người mẹ.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Biện pháp ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa. Cây bắp sống được là nhờ có ánh sáng của mặt trời còn mẹ vượt qua được tất cả sự cực nhọc cũng là nhờ có con. Hằng ngày mẹ đều địu em cu Tai trên lưng, hơi ấm của mẹ truyền cho em và mẹ cảm nhận được em lớn lên từng ngày trên lưng mình. Địu con lên núi, lời ru của mẹ chứa biết bao tâm sự:

Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.

Ước mơ của mẹ dần lớn hơn. Càng thương con thì mẹ càng “thương làng đói”. Tình thương con mở rộng ra tình thương dân làng. Vì thế mẹ mong trong giấc mơ của con “hạt bắp lên đều”. Mẹ mong cho các anh bộ đội có đủ cơm ăn, mong cho dân làng có lương thực để sống và mong cho con của mẹ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ việc mong cho con mình khỏe mạnh, giờ đây mẹ mong cho con trở thành người lao động giỏi, làm ra lương thực để nuôi làng.

Nếu như ở hai đoạn thơ trước, nhà thơ miêu tả cảnh mẹ địu con lên núi tỉa bắp thì ở đoạn thơ này nhà thơ tả cảnh mẹ cùng con đi đánh giặc:

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ dịu em đi đề giành trận cuối.

Động từ “đi” được sử dụng đến hai lần, gợi được tư thế chủ động khi đối mặt với bọn địch, quyết tâm đánh giặc để giữ đất nước. Mẹ cùng em cu Tai trực tiếp tham gia trận đánh cùng với anh trai, chị gái. Mẹ làm việc gian nan ấy là vì con, vì làng xóm và vì dân tộc. Dẫu công việc có khó khăn đến đâu thì mẹ cũng sẵn sàng vượt qua tất cả. Hai chữ “trận cuối” thể hiện cả một niềm tin chiến thắng. Người mẹ giờ đây khoác lên vai mình một nhiệm vụ mới, một tầm vóc mới. Thật xúc động trước cảnh em cu Tai:

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Em cu Tai vẫn còn nằm trên lưng mẹ mà như đã khôn lớn để cùng mẹ lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biết bao vất vả và cái chết đang rình rập. Người mẹ Tà-ôi đã được, nâng lên thành người mẹ Tổ quốc. Mẹ đã dùng chính tấm lưng gầy của mình để nuôi dưỡng những anh hùng cho cuộc kháng chiến. Mẹ ru con và mong cho con hanh phúc:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do.

Bên cạnh tình thương con, mẹ còn thương bộ đội, thương làng đổi, thương đất nước. Tình cảm và ước mơ của mẹ ngày càng rộng lớn hơn.

Mẹ mong cho con được gặp Bác Hồ, mong đất nước được tự do. Bởi Bác Hồ luôn là nguồn động viên, là biểu tượng sáng chói của cách mạng. Lời ru kết lại là hình tượng em cu Tai sẽ trở thành người tự do của một đất nước hòa bình.

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã khắc họa thành công hình tượng người mẹ Tà-ôi, người mẹ của Tổ quốc với những phẩm chất đáng quí và là biểu tượng của người mẹ Việt Nam anh hùng.

25 tháng 11 2016

Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.

Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.

Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

19 tháng 8 2016

Đã từ rất lâu đời rồi. Chiếc nón lá giản dị,gắn liền với người con gái mặc áo dài, quen thuộc với người dân VN.Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.   Những câu thơ nói về chiếc nón lá ngày xưa giờ vẫn được sử dụng. 

  Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Rất nhiều người nước ngoài đến VN và mua những chiếc nón lá ấy, bề ngoài giản  dị, đơn sơ nhưng bên trong chiếc nón ấy in những nét đẹp cảu người phụ nữa của những người nông dân. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Dù các bạn có đi những đâu chăng nữa thì tôi tin không một nước nào có những chiếc nón lá như vậy. Và cũng không thể làm ra nó. 

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Vẻ đẹp người phụ nữ mặc tà áo dài tay cầm nón ngồi bên những đóa sen hồng là biểu tượng đặc trưng không thể quên được của những người tới thăm VN

Bạn tham khảo bài này nha! Nếu có gì sai sót mong bạn bỏ qua cho

 

19 tháng 8 2016

Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.

19 tháng 1 2020

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay." Biết ơn " mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

20 tháng 1 2020

Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau





1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.