K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

Hôm đó là 1 chiều như mọi chiều khác,khi tôi đang rảo bước trên phố thì bỗng có tiếng "gâu gâu"của 1 chú chó con vang lên.Giọng rên yếu ớt,đôi mắt sâu thẳm,thân đầy những vết trầy xước ,nhìn như chú chó còn non nớt,lại phải nằm trong chiếc hộp bìa các tông cũ nát,càng nhìn lại càng thương.Lúc đó cảm xúc bên trong sâu thẳm cõi lòng tôi phun trào,mắt tôi đỏ hoe nhưng không muốn khóc.Nếu thương tình ,tôi chỉ có cách là mang đồ ăn cho chú mỗi ngày chứ còn việc nhận nuôi thì mẹ tôi lại dị ứng với chó mèo nên càng không được.Lúc sau tôi bỏ đi, vừa lặng lẽ vừa lén lau nước mắt.Trông tôi vô tình nhưng mỗi ngày, tôi đều ra để xem tình hình chú chó con đáng thương ấy như thế nào.Nhìn thấy cảnh bao nhiêu người đi qua đi lại không thèm để ý đến chú chó tội nghiệp này là mũi tôi lại sụt sịt và ứa nước mắt.May ra còn có vài người có tình thương cho chú chó miếng ăn,thấy được điều đó là lòng tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm hơn bấy nhiêu phần.Đã qua được 3 năm mà vẫn chỗ ấy ,chiếc hộp cũ nát ấy,vẫn là chú chó con ấy nhưng lại lớn hơn so với 3 năm trước.Xem ra thời buổi kinh tế nay khó khăn nên ít người nhận nuôi chó về,mà nếu đó là 1 nhà có điều kiện thì chắc ai cũng nghĩ 1 người như thế sao lại nhận nuôi 1 con chó xấu xí, bẩn thỉu ,không rõ lai lịch nguồn gốc này về cơ chứ.Cho dù thế nhưng chú chó ấy vẫn dũng cảm vượt qua được cuộc đời khắc nghiệt,bất công này.Tôi tiến gần về phía chú chó,nhìn vào đôi mắt sâu thẳm này,tôi cảm nhận được 1 điều gì đó rất quyết tâm ,nghị lực cho dù chỉ là 1 chú chó nhỏ.Càng nhìn lại càng buồn,thương cho số phận của chú chó,tôi lại lặng lẽ ra về.Cho đến tận 2 năm sau,tôi quay lại nơi có hộp bìa cát tông cũ nát đó nhưng có người nói có bà lão nào đó đã mang chú đi mất rồi.Nghe qua đặc điểm,hình dáng của bà lão đó mà người đó tả lại thì tôi nhận ra đó là bà Loan sống ở ngôi nhà gạch hoang sơ ở cuối ngõ nhà tôi.Tôi chạy vội đến đó,lén liếc nhìn qua cửa sổ thấy chú chó đã và đang nằm trong bàn tay âu yếm của bà.Càng nhìn tôi lại càng muốn khóc,bà Loan có 3 người con nhưng giờ họ đã sang nước ngoài sống và họ cũng chẳng thèm quan tâm tới bà.Chồng bà-người bà yêu quí nhất lại đã rời khỏi cõi đời cách đây 7 năm do tai nạn giao thông.Bà sống chỉ bằng nghề bán rau ngoài chợ,cho nên tôi nghĩ bà cần 1 người để yêu thương.

Tình cảnh của bà Loan thật là nghèo khó nhưng bà vẫn nhận nuôi chú chó này nên bà phải kiếm thêm tiền cho 1 suất ăn nữa.Tôi trân trọng đức quí này của bà Loan:"Lá lành đùm lá rách".

18 tháng 9 2016

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bô đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu.  Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng tôi cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là mội đứa con ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vờ, đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

#tham khảo nha#

18 tháng 9 2016

thanks bạn

ĐỀ LUYỆN TẬP  7I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP  7
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? 
2. Tìm cụm chủ vị mở rộng trong câu văn in đậm và cho biết cụm chủ vị đó mở rộng cho thành phần nào của câu hoặc của cụm từ ?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 
4. Theo em, tác giả kể câu chuyện về một nhà thi sĩ Ấn Độ nhằm dụng ý gì ?
5. Kể tên một tác phẩm văn học mà em được học, được đọc có đề cao, ca ngợi tình yêu thương. Phân tích một vài nét để thấy rõ điều đó.
6. Theo tác giả, văn chương có nguồn gốc từ đâu?

1
1 tháng 4 2022

1- ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ VĂN BẢN Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG.

-TÁC GIẢ LÀ HOÀI THANH

-PTBĐ LÀ NGHỊ LUẬN

4 Việc đưa câu chuyện về một thị sĩ ở Ấn Độ nhằm nêu lên dẫn chứng , đưa phần lí lẽ vừa có cảm xúc hình ảnh ấy để làm phần mở bài , khiến phần mở bài hay , có cảm xúc hơn cũng như từ đó để đúc rút ra nguồn gốc của thơ ca

5

-Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được. D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...

6-Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người".

BẠN THAM KHẢO NHA.

2 tháng 4 2022

D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
D/c là gì vậy bạn

 

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường

1. Mở Bài

- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể

2. Thân Bài

- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.

Hoc tot

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế...
Đọc tiếp

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:

(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) (……)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( III) Kết bài: Cảm nghĩ người kể chuyện: Xót thương, cảm phục mà không thể nào quên hình ảnh người thiếu niên ngây thơ và dũng cảm.

Hãy điền vào dấu (….) một ý thích hợp, để làm bố cục bài trở nên đầu đủ, rành mạch và hợp lí

0
Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNHTôi yêu chuyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng...
Đọc tiếp

Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.

Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.

CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

    (Lâm Thị Mỹ Dạ)

1
9 tháng 7 2021

Tham khảo

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. "Truyện cổ nước mình" đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

Cho đoạn văn sau:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?

b. Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn trên là gì?

c. Hãy chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động sang câu bị động: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình”?

giúp mik nhanh với ạ mik đang rất gấp!!!cảm ơn mọi người nhìu ạ

0
Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy mộtcon chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hạiquá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của conchim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồngốc của thi ca.(3)Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)

0