Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Còn sử dụng là:
- Lịch: âm lịch và dương lịch.
- Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...
- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.
Mik chỉ trả lời đc chung chung thui nha
1.
+Thể hiện sức sáng tạo của con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử. Đây thực sự là những thành tựu kì diệu mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng.
+ Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta còn sử dụng và phát triển cao hơn, vừa tạo ra những công trình, những kỳ quan để phục vụ cho ngày nay.
+ Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
2.
Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay như:
- Lịch: âm lịch và dương lịch.
- Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...
- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.
- Hình vẽ mặt người trên hang Đồng Nội (Hoà Bình) được vẽ cách đây 1 vạn năm.
- Hình vẽ được diễn tả với góc nhìn chính diện, đường nét giản dị, rõ ràng, cách sắp xếp bố cục cân xứng.
tick nha
- Mặt người và con thú trên vách đá hang Đồng Nội,Hòa Bình đã có vào thời kì đồ đá,đồ đồng ( 1 vạn năm trước công nguyên ).
- Hình vẽ được diễn tả bằng bố cục hài hòa,hình ảnh khuôn mặt to lớn của một người đàn ông được đặt vào chính giữa còn hai bên là hai khuôn mặt nhỏ với hai hàng lông mày không rậm lắm của hai người đàn bà.
- Đường nét tuy giản dị nhưng rất rõ ràng,và hai cái sừng ở trên đầu được vẽ rất tỉ mỉ.
Đó chỉ là ý kiến của mình và những thứ mình gộp lại khi nghe cô kể thôi còn đúng hay sai thì mình cũng ko chắc chắn lắm.
Trống đồng Đông Sơn - Nét văn hóa của người Việt Cổ |
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. |
Thành Cổ Loa:
- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.
- Thành có 3 vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16 000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 – 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 – 20 m.
- Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
- Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp. Ở phương Đông, công cuộc chinh phục của Alexander Đại đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản. Sau thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học, Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và Triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác. Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.