K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

vậy là gì tớ ko bít

1    Cho bk sự khác nhau về hiện tượng ngày ,đêm dài ngắn ở các vĩ độ trên Trái Đất ?

2     Cùng 1 lúc Trái Đất có những chuyển động nào ? Hậu quả ?

3     Cấu tạo bên trong của Trái Đất  gồm những lớp nào ? Nêu đặc điểm của mỗi lớp ?

4     Nêu nguyên nhân sinh ra núi lửa ? Giá trị kinh tế của vùng núi lửa ?

5      Nêu nguyên nhân sinh ra động đất ? Hậu quả ? Khắc phục ?

 

25 tháng 12 2018

1 KINH TUYẾN LÀ CÁC ĐƯỜNG DỌC TRÊN TRÁI ĐẤT

2 MIK KO NHỚ

3 SINH RA HIỆN TƯỢNG NGÀY VÀ ĐÊM

4 CÓ 3 LỚP.LỚP VỎ LÀ NƠI TỒN TẠI CÁC THÀNH PHẦN KHÁC CỦA TRÁI ĐẤT NHƯ KO KHÍ,NƯỚC,CÁC SINH VẬT,...VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

5 NỘI LỰC LÀ CÁC LỰC SINH RA BÊN TRONG TRÁI ĐẤT

NGOẠI LỰC LÀ CÁC LỰC SINH RA TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

6 GIÀ:ĐỈNH KO NHỌN,SƯỜN THOẢI,THUNG LŨNG NÔNG

 TRẺ:ĐỈNH NHỌN,SƯỜN DỘC,THUNG LŨNG SÂU

7 VÍ DỤ:TỪ SÀN ĐẾN TRẦN LÀ ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI         TỪ SÀN ĐẾN CHỖ CÁI QUẠT TRẦN LÀ ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI

XONG RÙI NHÁ

26 tháng 12 2019

(1) -Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

=> Có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất,... 

-Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất. 

(2) -Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma từ trong lòng đất. 

=> Tác hại:

+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 

+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất. 

+ Gây ô nhiễm môi trường. 

-Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội. 

=> Tác hại:

+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 

+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất. 

(3) -Trên Trái Đất có những dạng địa hình sau:

+ Địa hình núi 

+ Địa hình cácxtơ và các hang động

+ Địa hình đồng bằng 

+ Địa hình cao nguyên và đồi 

(Đặc điểm có trong sgk cả r, khỏi viết nữa >:)

(4) Sự khác nhau giữa núi già và trẻ:

Núi Thời gian hình thànhĐỉnh núi Sườn núi Thung lũng
Núi giàcách đây  hàng trăm triệu nămtròn, thấp hơnthoải hơnrộng hơn
Núi trẻ cách đây khoảng vài chục triệu nămnhọn, cao hơndốc hơnhẹp, sâu hơn

Cái này học lâu r nên chả nhớ, lôi lại sách ngày trc :>

9 tháng 12 2017

1. hệ quả : 

   + hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất

  + làm cho các vật chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng

2. cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp :

        + vỏ trái đất

        +lớp trung gian

        + lõi trái đất

3. đặc điểm của mỗi lớp :

 tên bộ phậnđộ dàytrạng tháinhiệt độ
vỏ trái đấttừ 5 km đến 70 kmrắn chắc

càng xuống sâu nhiệt 

độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1000 0c

 trung giangần 3000kmtừ quánh dẻo đến lỏngkhoảng 15000c đến 47000c
lõitrên 3000kmlỏng ở ngoài rắn ở trongcao nhất khoảng 50000c
9 tháng 12 2017

gồm 3 lớp ; lớp vỏ ;lớp trung gian và lớp lõi

27 tháng 12 2017

Núi lửa phun là hiện tượng macma bị ấp xuất nén đẩy lên trên bề mặt Trái Đất tạo nên bụi, tro núi lửa rơi xuống hoặc ở thể lỏng gọi là núi lửa phun                                                                                                                  

 Động đất là những chấn động từ 1 điểm nào đó sâu trong lòng đất nên được gọi là động đất                                                              2 hiện tượng trên đều gây thiệt hại nhà cửa và tính mạng  con người  (ngắn gọn thôi) chúc bạn học tốt ! smiley

k mkn ha bn

27 tháng 12 2017

Núi  lửa  là hiện tượng phun trào mắc ma từ sâu dưới lòng đất 

Hậu quả là sẽ thiêu đốt nhiều tài sản , thiệt haạ rất nặng

4 tháng 1 2019

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
4 tháng 1 2019

Trái đất gồm 3 lớp:

-Lớp vỏ trái đất

-Lớp trung gian

-Lõi trái đất

Vai trò của lớp vỏ trái đất là:

-Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như:nước, không khí,sinh vật,... và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

5 tháng 12 2018

Trái Đất quay quanh trục sinh ra ngày và đêm trên Trái Đất

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 4 mùa là xuân, hạ ,thu và đông

5 tháng 12 2018

Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày và đêm

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông

26 tháng 3 2018

Lên gogle tra nhé , hơi dài mk ko muốn trả lời

13 tháng 3 2018

khong bít

Động đất là hiện tượng rung chuyển của mặt đất, gây ra do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất.

Cụ thể, theo thuyết kiến tạo mảng, lớp vỏ Trái đất được hình thành từ các mảng kiến tạo (có 7 mảng kiến tạo chính). Các mảng này không đứng yên một chỗ mà di chuyển liên tục trên một lớp vật chất nóng quánh dẻo.

Trong quá trình dịch chuyển, các mảng có thể va phải nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng sóng, là nguyên nhân chính gây ra động đất. Cũng chính vì vậy, động đất thường xảy ra nghiêm trọng hơn tại khu vực giao nhau giữa các mảng kiến tạo.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể làm động đất xuất hiện bao gồm thiên thạch va chạm vào Trái đất, các các vụ lở đất đá (có thể đất đá ngầm) với khối lượng lớn.

Bên cạnh đó, con người cũng có thể gây ra những rung động, ví dụ như sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác khoáng sản hay thử hạt nhân trong lòng đất.

~ Chúc bạn học tốt ! ~

16 tháng 12 2018

Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất mà tạo ra sóng địa chấn. Chúng được gây ra bởi các nguyên nhân [1]:

  • Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Xem thêm: Cấu trúc Trái Đất.
  • Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Xem thêm : Thiên thạch
  • Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

Trong quan niệm thông thường thì động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra.

Nguyên nhân tự nhiên nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất.

Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại:

  • Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa
  • Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây của các nhà địa chất học cho thấy ấm lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của các hoạt động địa chấn. Theo các nghiên cứu này, băng tan và mực nước biển dâng gây ảnh hưởng đến áp lực tác động lên các mảng kiến tạo của Trái Đất, dẫn đến sự gia tăng về tần suất và cường độ của động đất.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.

Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy.

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà cácsóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter).

Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần.

Sóng khối: P, S, và sóng mặt: Love, Rayleigh

Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves).

Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau:

  • Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave).
  • Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear wave).
  • Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang.
  • Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll)

Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn.