Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk cho luôn bn lời giải câu 1,2,3,4,5 luôn.Nhớ cảm ơn mk nha
Câu hỏi 1: Khái niệm “đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
Đường bộ gồm:
1- Đường, cầu đường bộ.
2- Hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
3- Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ khác
Đáp Án: 1,2
Câu hỏi 2: “Vạch kẻ đường” được hiểu thế nào là đúng?
1- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
2- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân biệt vị trí dừng, đỗ trên đường.
3- Tất cả các ý nêu trên.
Đáp Án: 1
Câu hỏi 3: Khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?
1 – Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
2- Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
3- Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
Đáp Án: 1
Câu hỏi 4: Khái niệm “làn đường” đuọc hiểu như thế nào là đúng?
1- Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
2- Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
3- Cả 2 ý trên.
Đáp Án: 2
Câu hỏi 5: Khái niệm “đường phố’” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
2- Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.
3- Cả hai ý nêu trên.
Đáp Án: 1
Câu hỏi 6: Khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
1 – Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
2- Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
3- Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
Đáp Án: 1
Câu hỏi 7: Dải phân cách trên đường bộ có những loại nào?
1- Loại cố định.
2- Loại đi động.
Đáp Án: 1,2
Câu hỏi 8: Khái niệm “đường ưu tiên” được hiểu như thế nào là đúng?
1 – Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi qua nơi đường giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
2- Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
3- Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Đáp Án: 2
Câu hỏi 9: “Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1 – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.
3- Cả hai ý nêu trên.
Đáp Án: 1
Câu hỏi 10: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?
1- Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
2- Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Đáp Án: 2
Chúc bn học giỏi
Do tính chất là luật cơ bản của nhà nước nên mỗi quốc gia chỉ có một bản Hiến pháp, các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được gọi là các tu chính án. Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nước ta đã có bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, đến nay nước ta đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung một cách căn bản Hiến pháp nên thường nói là nước ta có 05 bản Hiến pháp, cụ thể là:
- Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu cho lịch sử lập hiến Việt Nam đồng thời cũng là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 Chương với 70 Điều - Hiến pháp của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959, gồm có 10 Chương với 112 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, gồm 11 Chương với 120 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Trong cuộc sống của chúng ta bây giờ ta thấy có rất nhiều quyền tự do ngôn luận . Trong những trường hợp sau:
-Ở trường lớp:phát biểu và nói chuyện bình thường,trong giờ học có thể phát biểu ý kiến và cảm nghĩ của mình,nhưng nếu muốn là học sinh ngoan thì tuyệt đối không nói tục
-Ở nhà:muốn nói gì nói nhưng với cha mẹ cấm hỗn nhá
-Với bạn:muốn nói gì nói okokokokokko
1. Quan tâm, tôn trọng lẫn nhau.
2. Chia sẻ, an ủi nhau khi vui, buồn.
3. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
4.Thông cảm , đồng cảm cho nhau.
5. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
6. Dám đấu tranh, nhắc nhở bạn khi bạn làm việc sai.
7. Không rủ rê bạn, làm những việc sai trái
Huyền nì!
1.Giúp bạn khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại
2. Cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn vs bạn
3.Động viên, sát cánh bên bạn khi bạn gặp khó khăn
4.Cùng bạn gặt hái những điểm tốt trong học tập
5.Luôn giữ đúng lời ứa của mình đối vs bạn
6.Không rủ rê, làm những việc vô bổ đối vs bạn
đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. HP quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của HP là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP. Những văn bản trái với HP bị xem là vi phạm HP, phải bị xoá bỏ.
Mục đích:
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ quyền của nhân dân, bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp
-Luật pháp và hiến pháp hoàn toàn khác nhau về mặt tính chất.
- Hiến pháp là đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm tự do, quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào luật pháp, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.
Nếu có đăng nữa thì bạn viết rõ chữ ra nhé.
Cho tình huống sau :
Trên đường đến trường em nhặt được 1 túi xách có tiền và một giấy tuỳ thân mang trên Nguyễn Thị A. Để thực hiện tốt quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, em sẽ làm gì ?
=> Trong tình huống trên , em sẽ :
- Mang đến cơ quan địa phương gần nhất để khai báo
- Không lấy số tiền đó , mà để im như cũ và tìm cách giải quyết
- Nhờ bố mẹ giúp đỡ
- Không lấy bất kì thứ gì có trong túi xách
- Khi tìm được người đánh mất chiếc túi xách này thì phải khuyên và nhắc nhở họ nên chú ý , kiểm tra xem bản thân có mất gì không .
- Và bảo họ " hạn chế mang những thứ có giá trị ra ngoài đường , nếu lỡ đâu khi bị rơi mất túi xách , thì những người xấu sẽ lạm dụng thời cơ này để lấy trộm hết thứ có giá trị "
- Chỉ mang những thứ cần thiết khi ra ngoài .
Đề : Trên đường đến trường em nhặt được 1 túi sách có tiền và 1 số giấy tờ tùy thân mang tên Nguyễn Thị A. Để thực hiện tốt quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, em sẽ làm gì?
Để thực hiện tốt quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng của người khác, em sẽ:
- Em sẽ mang túi sách đến đồn công an
- Nhờ người lớn giúp đỡ.
- Không mở ra lục lọi, soi mói hay lấy bất cứ thứ gì trong túi sách
- ....
*NẾU người làm mất có gửi tiền cho em để hậu tạ thì em sẽ từ chối, vì làm việc tốt đâu để được khen hay thưởng. Khi giúp đỡ mọi người, trong lòng mình thấy vui và giúp được người khác thành công đã là món quà vô cùng ý nghĩa rồi.*