Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ:
+ Thả một hòn bi rơi từ tầng 3 xuống dưới mặt đất
+ Ném một quả bóng lên trên
Ví dụ:
- Nghiên cứu về chuyển động rơi tự do của vật bằng cách thực hiện các thí nghiệm thả rơi vật ở các độ cao khác nhau, các vật khác nhau (khối lượng, hình dạng, kích thước).
- Nghiên cứu về sự truyền thẳng của tia sáng.
Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:
+ Vặn khóa cửa
+ Tháo bánh xe
+ Vặn nút ga
+ Vặn nắp chai nước
+ Vặn chìa khóa xe...
Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:
+ Vặn khóa cửa
+ Tháo bánh xe
+ Vặn nút ga
+ Vặn nắp chai nước
+ Vặn chìa khóa xe...
Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc.
Ví dụ: Từ nhà tới hiệu sách là 2 km, từ hiệu sách đến trường là 1 km. Nếu chọn gốc tại nhà thì tọa độ của hiệu sách là 2 km, của trường là 3 km. Nếu chọn gốc tại hiệu sách thì tọa độ của trường là 1 km, của nhà là – 2 km.
Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc.
Ví dụ trong thực tiễn: đi từ nhà em đến trường, trên quãng đường đi thì có đi qua siêu thị.
Chọn trục tọa độ là trục Ox nằm ngang, chiều dương hướng từ nhà đến trường.
- Nếu chọn nhà em là vật làm gốc, thì khi em đến trường tọa độ của em so với gốc là 2500m.
- Nếu chọn siêu thị là vật làm gốc, khi em đến trường tọa độ của em so với gốc là 1500m.
Ứng dụng của sự tăng giảm sức cản không khí theo hình dạng vật:
+ Làm tăng tốc của vật
+ Làm giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh
Ứng dụng của sự tăng giảm sức cản không khí theo hình dạng vật:
+ Làm tăng tốc của vật
+ Làm giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh
- Bước 1: Quan sát, suy luận
Từ quan sát thu được: Ở cùng một độ cao một hòn đá sẽ rơi nhanh xuống đất hơn một chiếc lá.
Bước 2: Đề xuất vấn đề
Câu hỏi đặt ra từ việc quan sát trên: Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có phải là do trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên hòn đá lớn hơn trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên chiếc lá.
- Bước 3: Hình thành giả thuyết
Giả thuyết đưa ra: Các vật có hình dạng khác nhau rơi trong không khí sẽ chịu độ lớn của lực cản không khí khác nhau. Nếu loại bỏ được lực cản đó, thì chúng sẽ rơi nhanh như nhau.
- Bước 4: Kiểm tra giả thuyết
Các nhà khoa học đã kiểm tra giả thuyết bằng việc thực hiện các thí nghiệm.
+ Nhà Vật lí người Anh Newton làm thí nghiệm với một ống thủy tinh kín trong có chứa một hòn bi chì và một cái lông chim như sau: Cho hai vật nói trên rơi ở trong ống còn đầy không khí thì hòn bi chì rơi nhanh hơn cái lông chim. Hút hết không khí ở trong ống ra, rồi cho hai vật nói trên rơi ở trong ống thì thấy chúng rơi nhanh như nhau.
+ Nhà Vật lí người I-ta-li-a Galilei đã làm thí nghiệm sau: Ông thả những quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng Pi-da và nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc. (có thể bỏ qua sức cản của không khí trong trường hợp này vì trọng lượng của các quả tạ nặng rất lớn so với sức cản của không khí tác dụng lên chúng).
- Bước 5: Rút ra kết luận
Kết luận: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau.