K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

and một cái k

29 tháng 4 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.(Ngô Tất Tố,...
Đọc tiếp

Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:

- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?

b) Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?

1
29 tháng 4 2019

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.

b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.

 Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi:Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận...
Đọc tiếp

 Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

 

a.   Phương thức biể đạt của đoạn văn bản trên?

b.   Vì sao  người cháu lại cảm thấy hạnh phúc? Từ đó em rút ra được điều gì?

0
Cho ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:"Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu.Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên người...
Đọc tiếp

Cho ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

"Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu.Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lần vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng.

Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái bảo sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: "Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội. Dạo ấy gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi:"Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhẻ? Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy".

Câu 1: Nêu PTBĐ chính

Câu 2: Chỉ ra các lời dẫn trực tiếp 

Câu 3: Em hiểu câu nói" Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội." của người ông như thế nào"

Câu 4: Chỉ ra thành phần biệt lấp có trong câu "Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. "(ghi rõ từ ngữ chỉ thành phần biệt lấp ấy)

Câu 5: Em hiểu "món quà bí mật " là như thế nào 

Viết đoạn văn diễn dịch từ 12-15 câu với cấu chủ đề:
"Chỉ trích một người đã làm cho ta không hài lòng không khó, mà vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào."

1
21 tháng 4 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự

Câu 2: Các câu có lời dẫn trực tiếp là: "Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cùng tôn nghiêm này... Ta không nên vội"

"Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn... cho ông ấy"

Câu 3: Ông là người có lòng khoan dung và nhân ái

Câu 4: Thành phần biệt lập là: "Có lẽ"

Câu 5: (Tự cách hành văn mỗi người nên bạn tự làm nhé). Mình nghĩ "món quà bí mật" là sự cho đi của ông lão mà không cần nhận lại. Thể hiện sự khoan dung, rộng lượng của ông. 

 

 

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa...
Đọc tiếp

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!  4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
3 tháng 6 2021

Tham khảo dàn ý chi tiết nha em:

a/mở bài

- Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.
- Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong đoạn đối thoại của ông Hai với con trai mình – thằng cu Húc

b/thân bài

1. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích
- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày.
- Thế rồi, đột ngột ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
- Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.

2. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc.
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ. Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.
- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
- Ông khẳng định vói con: “nhà ta ở làng Chợ Dầu"
-> Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.
- Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
-> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
* Ý nghĩa đoạn trích:
- Ông muốn khắc sâu tình yêu chợ Dầu vào trái tim bé bỏng của thằng cu Húc và đứa con đã nói hộ lòng ông nỗi nhớ làng.
- Lời tâm sự của ông như một lời thề, một lời nguyện làm vơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai. Tình yêu làng, tình yêu nước của ông thật bền chặt, thiêng liêng. Dẫu cả làng theo giặc ông vẫn một lòng theo kháng chiến.
* Giá trị nghệ thuật
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
- Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại
- Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi. 
c. kết bài
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm nói chung và trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc nói riêng, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.

4 tháng 6 2021

Cảm ơn chị nhé

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” Trả lời các câu hỏi 1:xác định quan hệ xã hội của người tham giá hội thoại 2:trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật nói mấy lượt lời.Từ lời nói của mỗi nhân vật em thấy tính cách của mỗi nhân vật như thế nào 3:em rút ra bài học gì khi đọc hội thoại trên 4:em hãy đặt tên cho nhân vậy trên 5:cả 2 nhân vật khi tham gia hội thoại đều cắt lời người đối thoại như thế có bất lịch sự khoing?vì sao 6:viết 1 đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra từ câu nói của vị tướng trong câu chuyện”với thầy con vẫn là đứa học trò cũ.con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào”

0
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...Người thầy giáo già hoảng hốt:- Thưa ngài, ngài là...- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...

(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1. Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu chấm lửng được sử dụng trong câu chuyện.

Câu 3. Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng-người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).


 

0
Phần I (4,0 điểm). Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...Người thầy giáo già hoảng hốt:- Thưa ngài, ngài là...- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những...
Đọc tiếp

Phần I (4,0 điểm). Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1-NXBGD)

Câu 1(2,0). Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?

Câu 2(0,5). Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện.

Câu 3(0,5). Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?

0