Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Ôi! Chiếc thuyền gợi ra một khung cảnh đẹp biết bao (Câu cảm thán). Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Bài làm (Tham khảo)
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!
tham khảo :
Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt. Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 2)
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_