K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Giai đoạn đầu (1418-1423)

1424-1425

1426-1427

- Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) 

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. 

- Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) 

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. 

- Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

- Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh 

- Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an 

- Năm 1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

- Tháng 9-1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc 

- Tháng 11.1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động Tháng 10.1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc 

- Tháng 12.1427 Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Tham khảo:

loading...

19 tháng 1 2023

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Tháng 11 – 1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động – Chúc Động, đánh tan đạo quân chi viện của Vương Thông và sau đó siết chặt vây hãm thành Đông Quan.

- Tháng 10 – 1427, nghĩa quân tiêu diệt quân chi viện của Liễu Thăng và Mộc Thạnh tại ải Chi Lăng, sau đó liên tiếp giành được thắng lợi ở Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang.

- Nghĩa quân tăng cường siết chặt vòng vây các thành còn lại (Đông Quan, Tây Đô,…) vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.

- Ngày 10 – 12 – 1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.

4 tháng 2 2023

Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Biểu, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An…

Gợi ý: Giới thiệu về Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nhóm học sinh nghèo học giỏi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần, mẹ là Trần Thị Thái con quan tư đồ (ngang tể tướng) Trần Nguyên Đán.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi Đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ. - Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn, theo Lê lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc

 

- Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhưng rồi những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến dẫn đến việc sát hại các công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị oan, bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước.

- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra làm việc giúp nước. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh vác trọng trách với dân với nước thì oan án Lệ Chi viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ (Nguyễn Trãi bị vu oan âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc). Năm 1464, Lê Thánh tông Minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống thì bổ làm quan.

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc một nhà văn hóa lớn năm 1980 tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

4 tháng 2 2023

- Lực lượng chưa lớn mạnh.

- Nhà Minh áp đặt bộ máy cai trị lâu dài.

- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.

 

4 tháng 2 2023

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.



 

4 tháng 2 2023

Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

19 tháng 1 2023

Xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn

4 tháng 2 2023

Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:

- Những ngày đầu, nghĩa quân nhiều lần bị bao vây. Ba lần phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã giả trang thành lê Lợi để nhử địch, cứu chủ. 

- Nghĩa quân phải tạm hòa với quân Minh. 

19 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc mục 1-b trang 79 SGK.

Lời giải chi tiết:

Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:

- Những ngày đầu, nghĩa quân nhiều lần bị bao vây. Ba lần phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã giả trang thành lê Lợi để nhử địch, cứu chủ. 

- Nghĩa quân phải tạm hòa với quân Minh. 

4 tháng 2 2023

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

 

4 tháng 2 2023

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh. 

- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.