K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các phân tử khí nóng sẽ có chuyển động tuyến tính nhanh hơn và di chuyển đầy đủ hơn trong không gian, do đó sự va chạm giữa các phân tử khí sẽ cường độ hơn và tần suất hơn so với khí lạnh.

 
4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vì các phân tử nước hoa và các phân tử không khí đều chuyển động hỗn loạn không ngừng nên trong quá trình di chuyển, các phân tử nước hoa bị va chạm với các phân tử không khí làm thời gian chuyển động từ đầu lớp tới cuối lớp lâu hơn nên phải một lúc sau người ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi thơm.

5 tháng 11 2023

Vì khi để thanh sắt ngoài không khí, thanh sắt sẽ bị rỉ sét tạo thành oxit của sắt nên khối lượng tăng lên do chất rỉ của sắt có chứa ngtố oxi

Nung đá vôi lên thì có khí CO2 thoát ra nên khối lượng giảm

\(CaCO_3\xrightarrow[]{t^0}CaO+CO_2\uparrow\)

10 tháng 9 2023

Để biết được lượng chất có bao nhiêu phân tử, nguyên tử ta cần sử dụng khái niệm mol.

4 tháng 9 2023

Dùng khái niệm mol

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất:

- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….

- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..

- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường tự nhiên như những hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, bão, lốc xoáy,…).

Sự nóng lên toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn điều kiện sống của các loại sinh vật trên Trái đất, một số loại không thể thích nghi để phát triển được sẽ bị thu hẹp về số lượng hoặc tệ hơn là bị xóa sổ hoàn toàn.

Hiệu ứng nhà kính còn khiến mực nước biển dâng cao, khiến đất đai bị nhiễm mặn, dẫn đến chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng. Ở một số nơi mưa nhiều gây ra lụt lội thường xuyên, khiến việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

22 tháng 7 2023

a. Trước phản ứng, có các chất là C, H, O.

- Những nguyên tử H đã liên kết với nguyên tử C, nguyên tử O liên kết với nguyên tử O.

b. Sau phản ứng, có các chất được tào thành là CO2, H2O.

- Những nguyên tử O đã liên kết với nguyên tử C, những nguyên tử H đã liên kết với những nguyên tử O.

c. Số nguyên tử C, H, O trước phản ứng và sau phản ứng đều bằng nhau

Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ... , khác về đơn vị đo."A. Khối lượng. B. Trị số. C. Nguyên tử. D. Phân tử.Câu 2: Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?A. 31.587 l. B.35,187 l. C. 38,175 l. D. 37,185 lCâu 3: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?A. Khí methan (CH4) B. Khí carbon oxide (CO)C. Khí Helium...
Đọc tiếp

Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ... , khác về đơn vị đo."

A. Khối lượng. B. Trị số. C. Nguyên tử. D. Phân tử.

Câu 2: Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

A. 31.587 l. B.35,187 l. C. 38,175 l. D. 37,185 l

Câu 3: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?

A. Khí methan (CH4) B. Khí carbon oxide (CO)

C. Khí Helium (He) D. Khí hyđrogen (H2)

Câu 4: Khối lượng mol chất là

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học

C. Bằng 6.1023

D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Câu 5: Hãy cho biết 64g khí oxi ở đktc có thể tích là:

A. 49,85 lít. B. 49,58 lít. C. 4,985 lít. D. 45,98 lít.

Câu 6: Tỉ khối hơi của khí sulfur (IV) oxide (SO2) đối với khí chlorine (Cl2) là:

A. 0,19 B. 1,5 C. 0,9 D. 1,7

Câu 7: Công thức tính khối lượng mol?

A. m/n (g/mol). B. m.n (g).

C. n/m (mol/g). D. (m.n)/2 (mol)

Câu 8: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

A. 12 g/mol. B. 1 g/mol. C. 8 g/mol. D. 16 g/mol

Câu 9: Khối lượng mol phân tử nước là bao nhiêu?

A. 18 g/mol. B. 9 g/mol. C. 16 g/mol. D. 10 g/mol.

Câu 10: Cho X có dX/kk = 1,52. Biết chất khí ấy có 2 nguyên tố Nitrogen

A. CO B. NO C. N2O D. N2

Câu 11: Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế nào?

A. Khác nhau B. Bằng nhau

C. Thay đổi tuần hoàn. D. Chưa xác định được

Câu 12: Chọn đáp án sai:

A. Khối lượng của N phân tử CO2 là 18 g

B. mH2O = 18 g/mol

C. 1 mol O2 ở đktc là 24 l

D. Thể tích mol của chất khí phải cùng nhiệt độ và áp suất

Câu 13: Thể tích mol là

A. Là thể tích của chất lỏng

B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó

C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó

D. Thể tích ở đktc là 22,4l

Câu 14: Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa:

A. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA).

B. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB).

C. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB).

D. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (MA).

Câu 15: Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 0,5. Khối lượng mol của khí A là:

A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5

Câu 16: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là

A. CO2, CH4, NH3 B. CO2, H2O, CH4, NH3

C. CO2, SO2, N2O D. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3

Câu 17: Có thể thu khí N2 bằng cách nào

A. Đặt đứng bình. B. Đặt úp bình.

C. Đặt ngang bình. D. Cách nào cũng được.

Câu 18: 1 nguyên tử cacrbon bằng bao nhiêu amu?

A. 18 amu. B. 16 amu. C. 14 amu. D. 12 amu.

Câu 19: Hợp chất khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là

A. NO2 B. CO2 C. NH3 D. NO

Câu 20: Số Avogadro kí hiệu là gì?

A. 6,022.1023 kí hiệu là NA B. 6,022.1022 kí hiệu là NA

C. 6,022.1023 kí hiệu là N D. 6,022.1022 kí hiệu là N

Câu 21. Công thức đúng về tỉ khối của chất khí A đối với không khí là

A. dA/kk = MA .29 B.

C. D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 22. Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở

A. cùng nhiệt độ

B. cùng áp suất

C. cùng nhiệt độ và khác áp suất

D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Câu 23. Ở điều kiện chuẩn nhiệt độ ( 25OC và 1bar) thì 1 mol của bất kì chất khi nào đều chiếm 1 thể tích là:

A. 2,479 lít B. 24,79 lít C. 22,79 lít D. 22,4 lít

Câu 24. Tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB) được gọi là

A. khối lượng mol B. khối lượng

C. mol D. tỉ khối

Câu 25. Hai chất khí có thể tích bằng nhau( đo cùng nhệt độ và áp suất) thì:

A. Khối lượng của 2 khí bằng nhau .

B. Số mol của 2 khí bằng nhau

C. Số phân tử của 2 khí bằng nhau

D. B, C đúng

Câu 26. Khối lượng 1 nguyên tử carbon là

A. 16 amu B. 12amu C.24 amu D. 6 amu

Câu 27. Ở đkc 0,5 lít khí X có khối lượng là 0,48 gam. Khối lượng mol phân tử của khí X là:

A. 56 B. 65 C. 24 D. 64

Câu 28. Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 1,6 lần.

B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần.

C. Nặng hơn không khí 3 lần.

D. Nhẹ hơn không khí 4,20 lần.

Câu 29. Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?

A. 0,20 mol B. 0,25 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol

Câu 30. 64g khí oxygen ở điều kiện chuẩn có thể tích là:

A. 49,58 lít B. 24,79 lít C. 74,37 lít D. 99,16 lít

Câu 31. 1 mol nước (H2O) chứa số phân tử là:

A. 6,02.1023 B. 18,06.1023

C. 12,04.1023 D. 24,08.1023

Câu 32. Số nguyên tử Iron có trong 280 gam Iron là:

A. 20,1.1023 B. 25,1.1023

C. 30,1.1023 D. 35,1.1023

Câu 33. Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là:

A. SO2, Cl2, H2S B. N2, CO2, H2

C. CH4, H2S, O2 D. Cl2, SO2, N2

Câu 34. 0,35 mol khí SO2 ở điều kiện chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu ?

A. 0,868 lít B. 8,6765 lít C. 86,8 lít D. 868 lít

Câu 1: Xác định khối lượng mol của khí A biết tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol của khí B là 30.

Câu 2: Biết rằng tỉ khối của khí Y so với khí SO2 là 0,5 và tỉ khối của khí X so với khí Y là 1,5. Xác định khối lượng mol của khí X.

Câu 3: Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:

a) 0,6 N nguyên tử O; 1,8 N phân tử N2; 0,05 N nguyên tử C.

b) 24.1023 phân tử H2O ; 0,66.1023 phân tử C12H22O11 (đường).

Câu 4: Tại sao ngày xưa trong các hầm mỏ bỏ hoang lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì người đi vào thường cầm theo một cây đèn dầu (hoặc nến) để cao ngang thắt lưng hay dẫn theo một con chó, nếu ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ không vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Lí do? Giải thích?

Câu 5: Tại sao ngày xưa các giếng khoan cạn nước nếu các người thợ muốn xuống để đào tìm tiếp nguồn nước thì trước khi xuống giếng các người thợ thường chặt các nhánh cây

tươi thả xuống giếng chừng 5 – 10 phút lại kéo lên rồi lại thả xuống nhiều lần rồi mới xuống giếng đào?

0
4 tháng 9 2023

Dòng điện có những tác dụng:

- Tác dụng điện

- Tác dụng nhiệt.

- Tác dụng phát sáng.

- Tác dụng hóa học.

- Tác dụng sinh lí.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.

- Ví dụ:

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất rắn: Khi ta nung một đầu thanh sắt trên ngọn lửa thì một lúc sau ta thấy ở đầu kia của thanh sắt (phía tay cầm) cũng nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất lỏng: Ta dùng ngọn lửa đun nóng một nồi nước từ phía đáy nồi, một thời gian sau ta thấy toàn bộ lượng nước trong nồi đều nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất khí: Khi đặt tay bên ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chân không: Để một vật dưới ánh nắng Mặt Trời, một khoảng thời gian sau ta thấy vật nóng lên.