Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên còn trường tồn cho đến hôm nay”.
Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thước như xưa, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Một con người trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.
Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói được). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, cu mang đùm bọc, tình nghĩa.
Cụ Mết là khuôn mẫu của ngời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu nước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý.
Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.
Ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng.
Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.
Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.
Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.
Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.
Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, tượng trng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.
Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”.
Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh.
Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình.
Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.
Xin bạn đừng đăng linh tinh
Chớ ko bị chửi bây giờ rồi đừng có kêu
cho hỏi bar k là gì hả anh
mà nghe nói Khá Bảnh bị bắt rồi cơ mà