K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2021

Câu 1:

Hành vi sức khỏe Định nghĩa Ví dụ
Những hành vi sức khỏe lành mạnhlà những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con ngườikhám định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hành vệ sinh môi trường, tránh các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…
Những hành vi sức khỏe không lành mạnhlà những hành vi gây hại cho sức khỏechế độ ăn có hại cho sức khỏe, lười vận động không ăn chín uống sôi, tham gia giao thông không an toàn, tư thế ngồi đứng sai, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu...
5 tháng 1 2021

Câu 2:

- Biện pháp sau đây để cơ thể phát riển khỏe mạnh

+ Tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng

+ Chơi những môn thể thao để phát triển xương như: bóng rổ, bóng đá...

+ Ăn những món ăn có nhiều vitamin và canxi

+ Ngủ sớm, không thức khuya

+ Ngồi đúng tư thế

.........

9 tháng 11 2021

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO: Khỏe mạnh là trạng thái cơ thể không mắc bệnh, không ốm yếu, bên cạnh đó, các yếu tố như thể chất, tinh thần và đời sống xã hội hoàn toàn ở trong trạng thái lành mạnh. Như vậy, nhắc đến cơ thể khỏe mạnh là nhắc đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.

18 tháng 9 2017

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

15 tháng 10 2017

2 loại hàn vi chứlolang

18 tháng 9 2017

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

21 tháng 9 2017

Câu hỏi của Ngọc Huỳnh - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

30 tháng 12 2020

Bài 1:

- Khái niệm: Hoạt động thể lực là bất kể một hoạt động nào có sử dụng hệ cơ đều được gọi là hoạt động thể lực, có những người hoạt động thể lực nhẹ có những người hoạt động thể lực mạnh, có những người lại rèn luyện thể lực để có hệ cơ chắc khỏe, tùy vào tình hình sức khỏe mà thể lực của mỗi người là khác nhau

- Hoạt động thể lực có ta nghĩa đối với sự phát triển của cơ:

Sau khi hoạt động thể lực, cơ thể phục hồi hoặc thay thế các sợi cơ bị tổn thương nhờ vào quá trình tái tạo tế bào, giúp nối các sợi cơ lại với nhau bằng các sợi protein mới. Các sợi mớ này sẽ dày hơn các sợi cũ, và số lượng cũng nhiều hơn.

30 tháng 12 2020

Bài 2: 

- Cơ thể khỏe mạnh là trạng thái cơ thể không mắc bệnh, không ốm yếu, bên cạnh đó, các yếu tố như thể chất, tinh thần và đời sống xã hội hoàn toàn ở trong trạng thái lành mạnh

- Muốn xác định 1 cơ thể khoẻ mạnh, người ta dựa vào những chỉ số sau:

+ Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể có điều kiện thể chất phát triển toàn diện, hoạt động ở trạng thái tốt nhất, phù hợp với tiêu chuẩn của từng lứa tuổi.

 

+ Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.

+ Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. 

 

16 tháng 9 2017

- các biện pháp bảo vệ sức khỏe:
+thường xuyên vệ sinh sức khỏe sạch sẽ

+ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho con người
+xổ giun 2lần/1năm
+vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ăn chín uống sôi
+thường xuyên tập thể dục
+tiên vắc-xin phòng ngừa bệnh
-những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể:
+bệnh tật
+môi trường bị ô nhiễm
+thức ăn kém vệ sinh
+tiếp xúc với phóng xạ nhiều(xem tivi, máy tính......)

18 tháng 9 2017

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

7 tháng 10 2017

Khói bụi – thủ phạm đáng sợ với sức khỏe của con người. Hàng ngày môi trường không khí ở nước ta phải gánh chịu một lượng khói bụi khá lớn, trong đó khói bụi chì thải ra môi trường nhiều nhất, nguy hiểm nhất và đang từng ngày, từng giờ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Đa phần khói bụi chì thải ra môi trường có nguồn gốc từ các công trường xây dựng, các ngành sản xuất công nghiệp, luyện kim, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất tái chế như tái chế bình ác quy, sử dụng sơn pha chì… Ở nước ta hiện nay có khoảng 150 nghề và 400 quá trình công nghệ có sử dụng chì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn thải ra khói bụi chì lớn nhất vẫn chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân như: xe máy, ô tô. Đa số các phương tiện này đang sử dụng nhiên liệu có chứa chì nên trong quá trình hoạt động nó sẽ thải ra không khí một lượng khói bụi chì khá lớn. Trong khi đó, việc đi lại trên đường phố là nhu cầu cần thiết hằng ngày của con người, do vậy phơi nhiễm thường xuyên khói bụi chì khó ai tránh khỏi và những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng ít người lường hết được. Khi hít phải khói bụi chì, chì sẽ đi vào đường máu làm giảm hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, ngửi khói bụi chì còn gây ra ngộ độc, lâu ngày chì sẽ tích lũy trong gan dẫn đến ung thư. Nguy hiểm hơn, trẻ em dưới 5 tuổi thường xuyên hít phải khói bụi chì sẽ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi và ảnh hưởng hệ thần kinh não khiến trẻ hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.Hơn nữa, chì là một kim loại cực độc, khi vào cơ thể nó sẽ tác động vào cả hệ miễn dịch, tim mạch, thận, bộ phận sinh sản…gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Người dân cần phải hạn chế đi ra ngoài đường trong giờ cao điểm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cần phải đeo khẩu trang để phòng tránh hít phải khói bụi nhiễm chì vào cơ thể. Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc chì từ khói bụi chì cũng như để bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh hiểm nghèo thì mọi người nên tự tìm cho mình phương pháp phòng và đào thải thải độc chì ra khỏi cơ thể ngay từ hôm nay.