Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những câu chuyện em đã được nghe, đọc, em thích nhất là câu chuyện Thánh Gióng. Dù em đã đọc đi kể lại bao nhiêu lần nhưng vẫn không thấy chán.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :
-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.
Thấy không nuốt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.
Theo lởi cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".
Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.
TL :
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Hk tốt
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
#Châu's ngốc
Sơn tinh , Thủy tinh
Bài làm
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.
Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau: Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng. Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-cau-chuyen-ma-em-yeu-thich-nhat-bang-loi-van-cua-em-22-1516.html
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.
Em tham khảo :
Đề số 3 :
Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.
“Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :
Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nóiHôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.
1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :
Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”
Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm”
Đường quanh co ở giữa hai bên rừng núi phần nhiều là hẹp và xấu lắm, chúng tôi phải cho ngựa dàn hàng một tiến lên.
Ở Pakha, chỗ nghỉ sau cùng tới đây, từ mười hai giờ trưa đến bây giờ gần sáu giờ chiều, mà chỉ đi được chừng ba mươi cây số. Hồi ấy vào trung tuần tháng 2. Trời về tiết xuân, nhưng gặp được lúc ấy cùng ấm áp dễ chịu.
Chúng tôi dừng ngựa lại trước một cái nhà lều rộng lớn, làm trên một khoảng đất san phẳng, lấn vào khu rừng phía tay trái độ bốn năm sào. Lều dựng theo lối ta, mái lợp tranh, ba phía vách bằng phên nứa hãy còn xanh tươi; cửa cũng bằng phên, nhưng đan chưa xong, còn đặt dưới đất. Chỗ này dựng lên để cho những người đi xa nghỉ chân và nhân thể cho bọn người Thổ săn bắn ở vùng này làm nơi tạm trú. Cái lều cao rộng hơn nhà ta ở nhiều lắm, nhưng trống hơn, không có bầy biện gì. ở mặt đất giữa lều, chỉ thấy một đống củi gỗ dấm, một tia khói đưa lên thong thả, với năm ba chiếc ghế thấp vứt bỏ chung quanh. áp theo cả chiều dài bức vách trong cùng và bức vách phía trái, còn có một thứ tầng cũng đan bằng nứa, rộng ngót một thước tây, cao lên tới ngực, buộc vào những cột chống là mấy khúc cây nhỏ mới đẵn về. Thấy có hai người Thổ đang thõng chân nằm ngủ ở trên, tôi đoán đó là một thứ chõng hay một thứ giường phên mới ứng chế.
Gởi người buộc ngựa rồi, chúng tôi vào lều giở bánh tây, cơm nắm, lạp sường và giò chả ra ăn với nhau. Trong lều không có đèn, chúng tôi ngồi quây lấy đống củi bấy giờ đã thổi cháy to lên cho sáng. Những chuyện Mán Thổ núi rừng tất nhiên được dịp đem ra nói. Người thì khoe những cảnh lạ, những điều kỳ quái ghê sợ mà mình đã trải qua; người thì thuật những phen thập tử nhất sinh ở chốn ma thiếng nước độc; nhưng đậm đà nhất là chuyện trăng gió đường rừng, những chuyện hát đúm ở các chợ phiên. Mỗi người đều có một chuyện "tìm hoa" trong làng để nhắc lại.
Nhân đó một người bạn kể cho tôi nghe những bước phiêu lưu của một người đàn ông mà thỉnh thoảng tôi được gặp trong cái thì giờ đứng uống bát nước ở một hàng quán. Ông này là người Kinh, nhưng nét mặt với tiếng nói thì y như người Thổ; vóc trông đẫy đà lực lưỡng, bao giờ cũng mặc một bộ quần áo bằng vải ka-ki. Ông ta rất táo tợn; trong bọn đi rừng đến cả người Thổ cũng phục ông ta là người thạo và xông pha nhất. Họ gọi ông là Ba-đi-ghệt nhưng cái sính đi ghệt ông ta đã bỏ, chỉ còn lưu lại cái tên hiệu thôi - Ông Ba chẳng ở lâu được một chỗ nào; gặp việc gì ở đâu cũng nhận làm ngay, thấy cái gì cũng buôn: gỗ, vải vóc, thuốc phiện lậu, xương hùm, nấm hương, nhung hươu, đủ mọi thứ. Có một điều ai cũng chú ý nhất mà ông vẫn đem khoe với bất kỳ người nào muốn nghe chuyện, là đến đâu, ở đâu ông ta cũng tìm được một người con gái kết duyên hờ với mình. ở với nhau được ít ngày rồi một hôm, người con gái Thổ thấy ông ta đi không bao giờ trở về nữa. Tôi chưa ngồi nói chuyện với ông Ba-đi-ghệt bao giờ nên không biết rõ tâm địa của người đàn ông ấy. Nhưng tôi xem ra thì không mấy người ưa. Họ bảo rằng ông ta bạo dạn thì không ai hơn, nhưng mà giảo quyệt nham hiểm cũng không ai bằng nữa.
Ăn uống xong, tôi để các bạn ngồi đó, rải áo khoác lên chiếc chõng bên cạnh một cái cửa sổ mắt cáo rồi nhẩy lên ngả lưng. Tôi duỗi thẳng chân ra nằm, vươn vai mà thở một hơi thực dài đuổi hết những cái mệt nhọc nặng nề từ trước. Không gì khoái bằng được nghỉ ngơi sau một cuộc treo non lội suối đường trường.
Hai người Thổ vẫn ngủ say, tiếng ngáy rờn rợn. Các bạn đi đường thì bàn nhau vào ngủ trong làng, nhân tiện để tìm mấy đoá hoa rừng. Hôm ấy có cuộc hát thi, vì gặp ngày làng mở hội.
Tôi lẳng lặng nhắm mắt không trả lời ai hết, vì tôi không muốn theo họ và để phí mất lúc khoan khoái dễ chịu bấy giờ. Tâm hồn tôi thấy bâng khuâng như nằm ở trên mây, trí tưởng tượng chập chờn... rồi giấc ngủ dịu dàng dần tới.
Tôi mở mắt ra thì trăng xuyên qua khung cửa sổ mắt cáo đã đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bấy giờ có lẽ đã nửa đêm, hai người Thổ không còn ngủ gần tôi, mà các bạn người Kinh cũng đi cả.
Tôi không muốn ngồi dậy, cứ để nguyên giầy mà nằm yên đó, hai mắt lim dim.
Nhưng tôi không buồn ngủ thêm nữa.
Trong mình thấy tỉnh táo vui lắm. Huyết mạch lưu thông như gió thổi; tôi tưởng chừng có thứ thuốc tiên trong thân thể, khiến cho người tôi bỗng chốc thành khinh khoái như bay...
Tôi lắng tai nghe, một dải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong thứ giọng rù rì tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa những tiếng bí mật, khiến cho mình cảm thấy được cái sinh hoạt của nó trong lúc đêm khuya. Một con hươu đang ngẩn ngơ nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành; những tiếng lá cựa dưới mình một con vật đang nằm, một tiếng vỗ cánh nặng nề của con chim lớn. Từng trận gió thổi qua, một loạt lá rơi rào rạt, rồi tát cả lại im lặng như ngóng đợi, như nín hơi. Xa xa, rõ thực xa, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy gần thêm, rồi lại xa dần, rồi lại như biến mất. Có khi nghe như tiếng muôn nghìn người ồn ào đưa từ đâu tới; phảng phất trong trí não tôi hình dung ra cảnh chợ búa xe pháo ở chốn thị thành.
Tôi cứ nằm đó nghe hoài. Nghe càng lâu muôn tiếng càng hỗn độn. Sau cùng thành một thứ giọng rì rào mờ ám mỗi khắc một nhạt dần.
Thần trí lại chịu một sức thôi miên ma tuý đưa lại đâu từ chốn bồng lai. Văng vẳng trên không, chỉ còn những tiếng nhạc gần rồi lại xa, với những hơi sáo rất nhỏ, rất trong và cao tít.
Bỗng đâu, một cơn gió lạnh thổi qua làm tôi hơi rùng mình. Tôi thở dài rồi hé mắt; trên lông mi những phấn bụi ánh sáng đang nhẩy nhót rập rờn. Tôi lại thấy như không phải nằm đó một mình... Hình như có ai đứng bên tôi. Mà "ai" đó hình như là một người thiếu nữ. Tôi chức đó chỉ là hình ảnh của sự mơ màng thôi, nên cứ lặng yên, bỗng thấy một bàn tay, một bàn tay nhỏ bé dịu dàng, êm ái để lên vai tôi:
- Đêm trăng sáng đẹp như thế này mà không đi nghe hát một lúc chơi, lại nằm đây ngủ!...
Câu nói tiếng Thổ, giọng dẻo dang trong trẻo nghe rất hay. Chưa nhìn cũng chắc người đứng đó là đẹp lắm. Tay người thiếu nữ lại lay tôi lần nữa.
Tôi mở hẳn mắ nhìn thì cô ta nhoẻn miệng cười:
- Đi dậy đi anh. Dậy đi chơi một tí!
Cô ta đứng trước cái cửa sổ vách liếp và ngảnh mặt ra phía rừng. Người trạc mười chín, hai mươi, hai mắt tinh anh, đẹp lạ thường, đôi má đầy, mơn mởn đào non, nhỏ và mướt.
Trời ơi! Con gái thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?
Tôi nghĩ bụng thế, rồi ngồi dậy, thì ra tỉnh chứ không phải mơ.
Tôi hỏi cô ta:
- Cô em ở đâu đến?
- Tôi ở trong làng (Cô vừa nói vừa lấy bàn tay lau miệng).
- Làng có xa không?
- Không xa lắm.
- Cô em có đi với ai nữa không?
- Không.
Tôi bối rối quá, vì cô ta bỗng dưng có vẻ thẹn. Tôi ngẩn người ra, không biết hỏi thêm câu gì. Tôi nhìn cô ta một lúc lâu, cô ta ngẩng lên nhìn tôi rồi trông đi chỗ khác.
Giá tôi đừng nín lặng, hỏi chuyện nữa đi mới phải. Nhưng biết hỏi gì? Những phút đối diện yên lặng ấy sao mà dài và khó chịu đến thế!
Tôi ngượng nghịu quá chừng. Xin thú thực rằng xưa nay tôi nói đùa với các chị con gái Thổ đã nhiều, nhưng tôi đều coi thường, không để ý gì đến ai hết. Cũng nhiều cô kháu lắm, song không ai có thể gọi là đẹp, đẹp trong trẻo và say đắm như cô gái này.
Tôi nghĩ mãi, mà chẳng có câu nào cho hợp lúc cả, mãi sau mới hỏi lên được:
- Cô em ở đâu đến?
Thì lại là câu mình đã hỏi rồi.
Cô con gái nhìn tôi hơi ngạc nhiên, song cũng đáp:
- Tôi ở trong làng.
- Gần không?
- Không xa lắm.
- Nhưng cô em đi đâu thế?
Cô Thổ đã hết thẹn, tươi cười nét mặt và nhanh nhẹn trả lời:
- Tôi đi chơi. Tôi đến đây thấy có ngựa buộc ở ngoài kia, tôi vào, không có ai, chỉ có anh ngủ... Tôi vào rủ anh đi nói chuyện chơi.
Rồi cô cười, mà cười quá chừng; tiếng cười giòn và đầy đặn. Tôi cũng cười góp nhưng nghĩ thầm:
- Quái lạ, chả nhẽ người này lẳng lơ đến nỗi đi tìm một người đàn ông ngủ một mình để nói chuyện với, hay sao?
Tôi nhìn người thiếu nữ một lần nữa: Không! Cô ta chỉ có vẻ đẹp, trong sạch và rất đáng yêu quý thôi. Đôi mày đưa cong lên ở dưới trán bịt khăn chàm, có vẻ kín đáo ý nhị, tôi ưa nhìn quá. Tôi hỏi cô:
- Thế cô em vào đã lâu chưa?
- Vào lâu rồi. Tôi xem anh ngủ mãi.
- Tôi không ngủ, mà sao tôi không biết.
- Anh ngủ đấy mà!
Cô vừa thong thả nói lại vừa cười. Cô cười sao xinh thế! Con người nhan sắc mà có duyên thay.
- Này cô em...
Cô bé nhìn tôi, nhưng tôi không tiện hỏi câu ấy. Miệng cô vẫn hé mở, để lộ ra một nét trắng nhỏ của đầu hàng răng trên. Cô lại ưỡn ẹo dựa cái thân mềm mại vào chân tôi, làm cho tôi gợn cả người lên và không nghĩ đến những cái vẩn vơ như trước nữa. Tôi mỉm cười và liều để tay lên vai cô ta. Người con gái nói luôn:
- Anh nhé, anh đi chơi nói chuyện với tôi nhé. Tôi... tôi đến rủ anh đi chơi...
- Cô thích đi chơi với tôi à?
- Thích. Mà thế nào cũng đi nhé?
- Ở đây nói chuyện cũng được chớ sao?
Nói rồi, tôi liền xốc nách bế cô ngồi lên với tôi, và lấy áo phủ khoác cho tấm thân xinh bé ấy. Cô ta có ý không bằng lòng, bỏ áo của tôi xuống và ngồi nhích ra một chút. Cô mặc một chiếc áo chàm mới, lúc ấy trông thẫm đen, áo cài một bên nách, hở cổ, thân ngắn, tay rộng, thắt ở ngang lưng; chiếc váy cộc cũng bằng vải chàm và cũng mới. Cái đen tối dưới lều trong trẻo dịu dàng; chúng tôi hình như ở dưới bóng rợp của một thứ "nắng trăng". Cửa trước lều không đóng, lại thêm có ba cái cửa sổ mắt cáo ở vách trong, nên chúng tôi trông được rõ mặt nhua và cả những gói hành lý để ở một góc.
Lúc ấy hai tay cô gái thu lại để chồng lên một đùi. Chân cô buông thõng và hơi đưa đẩy, nét mặt cô có vẻ buồn bực làm cho tôi lo ngại.
Tôi lấy tay nhẹ nâng cằm người thiếu nữ rồi kéo lại cho trông tôi:
- Cô em không muốn ngồi với tôi sao?
Cô khẽ mỉm cười:
- Sao không muốn? Không thì tôi "lại với anh" làm gì?
- Thế cô muốn nói chuyện với tôi lắm sao?
Cô Thổ lại cười:
-Ừ, muốn!
Tôi đánh liều hỏi thêm một câu nữa:
- Thế cô em yêu tôi chứ?
- Anh bảo cái gì hả?
Tôi ghé vào tai cô nói:
- Em... có yêu tôi không?
Cô vơ vẩn trả lời:
- Không biết.
Rồi lai vơ vẩn nhìn tôi.
Bây giờ, tấm lòng xuân phơi phới của cái tuổi hai mươi lăm bị kích động mà sôi nổi trong người tôi, khiến cho tôi quên cả chủ định từ trước. Tôi liền ôm lấy cô bé, ôm bằng cả một tấm lòng chứa chan yêu dấu và bảo cô rằng:
- Sao lại "không biết" hở em? Em đến đây với tôi như một người trong giấc mơ màng, tôi có biết em là ai đâu; nhưng tôi yêu em ngay, mà sao em cứ lững lờ không để cho tôi biết bụng em thế?
Tôi còn nhiều câu rất ngọt ngào, nhiều lời rất hay, mà cái vốn tiếng Thổ của tôi có thể cho nói được.
Hơi nóng trong người cô thiếu nữ như thấm vào người tôi, vào tận trong huyết mạch; tôi mơn trớn cô ấy như một con chim bé nhỏ mà người ta nâng lên để vào trái tim mình...
Bỗng nhiên, cô khẽ đẩy tôi ra, ngồi thẳng lên, buộc lại cái khăn chàm rồi tụt đứng xuống đất. Tôi nhìn cô ra ý hỏi duyên cớ, thì cô cau đôi mày lại, bảo tôi:
- Tôi không bằng lòng thế! Tôi lại rủ anh đi đằng này với tôi kia mà.
Tôi cũng đứng xuống đất, giữ lấy hai vai cô, rồi nhìn vào cái mặt lạnh lùng của cô và nói:
- Trời ơi! Em biết không! Trong lúc đêm khuya canh vắng em đến đây, em gọi tôi, em làm cho tôi vui sướng vô cùng; em là con gái, mà em lại xinh đẹp dường này! Thế thì em bảo tôi không yêu mến em sao được?
Cô Thổ nhìn tôi:
- Nhưng anh đi đằng này với tôi đã.
Tiếng cô nói gọn, nhất quyết; tôi hơi sinh nghi. Nhưng cô mỉm cười ngay; cô lại kéo lấy tay tôi nói một cách nũng nịu:
- Đi chơi một lúc thì sao? Anh nhé, đi chơi với tôi, một lúc nhé, anh bằng lòng đi!
- Mà đi đâu bây giờ?
- Chơi bên rừng, trên bờ thác, xem nước chảy. Đêm trăng đẹp, đẹp quá, không đi cũng hoài...
- Tôi nói:
- Không sợ hổ à?
Cô ta cười mấy tiếng khẽ:
- Sợ hổ! Đây không có hổ, hay có cũng ít khi lắm.
- Vả lại có trăng kia mà. Anh nằm đây còn không sợ thì đi chơi có sợ gì? Anh à, anh đi với tôi nhé.
Bên rừng tối trên thác sâu, ở những nơi phong cảnh đêm khuya hoang dại này phải đâu là nơi để khách đa tình đến cùng nhua than thở? Người con gái Thổ chắc cũng chả ưa gì những chốn ấy cho lắm, thế mà cứ tha thiết nài tôi đi cho được, hẳn cũng có duyên cớ gì đây? Mà duyên cớ gì? Trông cái mặt nhan sắc dịu hiền thế kia, không thể cho cô ta là một người có lòng bí hiểm được.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, rồi quyết thử "đi chơi" với cô ấy xem sao.
Tôi lấy cái áo phủ khoác lên vai, thắt lại cái thắt lưng da ở áo ngoài rồi đi lấy mũ đội.
Cô ấy trông theo tôi từng cử chỉ một: lúc thấy tôi thu gọn lại cái đống dây thừng to nằm cuộn tròn trong một góc lều, để lấy một cái gậy ở dưới, thì cô Thổ liền chạy lại hỏi ngay:
- Ồ, Anh có những cái dây tốt nhỉ! Để làm gì thế?
- Để qua cầu.
- Sao lại để qua cầu?
- Cầu nhỏ ở ven núi trên này chật chưỡng lắm. Giá không có cuộn dây này thì tôi rơi xuống núi mấy lần rồi.
Cô Thổ cười:
- Thế mà tôi đi không việc gì đấy!
Chúng tôi đã ra tới cửa, cô Thổ dắt tôi theo một lối tắt đi về bên rừng. Bỗng cô đứng yên, mắt nhìn vào tôi, rồi chạy vào trong lều bên cuộn dây chão. Tôi hỏi:
- Cô làm gì thế?
- Anh à, đem cái này đi!
Cô vừa nói vừa lôi cuộn dây ra. Tôi hỏi lại:
- Đi chơi kia mà?
- Cứ đem đi, anh ạ.
Tức khắc, tôi không nói một lời nào, đi vào bỏ gậy và mũ áo ra, rồi toan trèo lên cái "giường" phên nằm nhất định không đi dâu nữa. Cô ta liền chạy lại bên tôi níu lấy tay tôi năn nỉ:
- Anh đi với tôi một tí, đi với tôi một tí thôi mà.
- Không! đilàm gì thì cô phải nói cho tôi biết đã.
- Rồi anh biết ngay mà!
- Nói ngay bây giờ kia!
Người thiếu nữ ra chiều vô cùng thất vọng:
- Không... anh đi, anh đi với tôi một tí thôi, rồi anh thấy cái nà hay lắm.
Cô ta vừa nói vừa cầm mũ và dìu tôi ra cửa, cuộn chão đeo nặng một cánh tay.
Tôi không còn hiểu gì trong cái cử chỉ lạ lùng của người con gái nữa. Miệng cười của cô ta cũng không còn duyên gì hết; tôi thấy bực lắm; nhưng tôi vẫn cứ theo.
Ra đến ngoài thì thấy mặt trắng đã chếch về tây. Đám rừng âm u với dãy núi chập chùng tắm trong một bầu ánh sáng rõ ràng và lạnh lẽo. Tiếng ve sang sảng kêu ran như đã kêu từ mấy thế kỷ; bóng trăng theo đó mà rung trên ngọn cỏ, bụi cây.
Chúng tôi xuống một con đường dốc nhỏ đi vào nách rừng. Cô Thổ trước còn cười đon đả để tôi vui lòng; đến sau, thấy tôi nhất định đi theo, thì cô chỉ rảo chân bước. Người thiếu nữ ấy cũng đủ nhan sắc và dịu dàng để tôi quên được cái lo ngại; vả lại trường hợp cũng đủ ly kỳ để gợi tính tò mò và lòng mạo hiểm của tôi.
Xuống hết đường dốc này lại trèo lên một khu rừng nhỏ nữa. Chúng tôi đi qua một đám cây rất rậm chỉ lác đác được một ít mảng trăng sáng. Rồi cây cối mỗi lúc một thưa dần, lối đi mỗi lúc một rõ.
Tôi đi rừng đã quen, và chỗ này tôi cũng không khó đi lắm, nên tôi chỉ để mắt trông những bóng lá đi lần lần trên má và trên vai người thiếu nữ, với hai ống chân trăng trắng thoăn thoắt ở trong đám tối mập mờ.
Có một lần tôi đi sát lưng cô ta, để tay lên vai mà giữ cô lại. Cô ngoảnh đầu cười gượng. Tôi hỏi:
- Cô định dẫn tôi đi đâu?
- Đi đằng này, mà!
- Làm gì? Hả?
Mặt cô bỗng ra vẻ thương khó. Cô ta muốn cười nhưng không được, chỉ quay đầu đi, rồi vừa nói vừa thở dài:
- Anh đi một lúc nữa rồi anh biết: Anh! Anh! Đi, đi!
Xuống một đường dốc.
Rồi lên một đường dốc nữa.
Chỗ này trèo rất khó nhọc, lại không rõ lối như trước, chỉ có người thiếu nữ đi quen nên đã lên được xa. Tôi phải bảo cô ấy quãng một đầu dây xuống cho tôi và lên trước, buộc đầu kia vào một gốc cây để tôi bám leo lên cho dễ. Qua một lớp cây rậm và um tối thì đường dốc xuống; đi một lát nữa thì đã rõ lối và dễ đi. tôi nghe thấy tiếng ào ào ở đâu từ lúc nãy; bây giờ nghe càng gần thêm.
- Có phải gần đây có một cái thác không?
Tôi hỏi người thiếu nữ thế. Cô ta đáp:
- Phải. Gần đến nơi rồi.
- Đến nơi? thế ra đi đến đấy à?
- Phải.
- Nhưng đến làm gì mới được chứ?
- Anh cứ đi rồi biết mà!
Tôi nghĩ bụng chưa bao giờ gặp cảnh ngộ nào lạ kỳ hơn. Thực vậy, mà cho cả về sau này cũng thế, trong suốt cuộc đời phiêu lưu của tôi, tôi không hề gặp một đêm nào như cái đêm hôm ấy cả.
Tôi tự hỏi xem cái kết quả cuộc "đi chơi" này rồi sẽ ra sao. Nhưng không tìm được câu trả lời, thì tôi cứ gia chân bước.
Tôi có ý xem xét những chỗ vừa đi qua, thì phần nhiều đường lối giống nhau không thể phân biệt và nhớ được rõ. Phải là người ở lâu và quen đây lắm mới thuộc những đường tắt này.
Chúng tôi đang đi ở trong bóng những cay lá chen nhau, bỗng đến ngay một nơi quang quẻ rộng rãi toàn ánh trăng sáng. Tôi nhíp mắt lại vì hơi chói, trông ra thì núi non nhấp nhô, tỏ mờ trước mặt; khuôn trăng tròn vẹn, kê ngay trên một đỉnh núi, bình tĩnh như có ý đợi chờ.
Tiếng thác nghe thấy từ lâu, bấy giờ đang rồn rã cuồn cuộn ở phía dưới chân. Nhưng tôi chưa trông thấy nước: nguồn thác sâu lắm, mà chỗ ấy thì cao. Một con đường nhỏ chạy qua mặt tôi, dẫn đến một cái cầu ghép bằng thân cây như tôi thường gặp. Cầu này thay một chỗ đất sụt làm lở một quãng đường ven núi đất và cắt đứt mất lối đến Hoàng Su Phì. Bấy giờ tôi đã nhận ra rằng cô con gái dẫn tôi đi toàn nẻo tắt và hà tiện được tới ba phần tư đường. Vì từ chỗ lều tranh đến đây, đi khỏi một quãng đường thấp rồi lên những đường leo lưng chừng núi, còn phải qua một khúc cầu nữa.
Chúng tôi tiến lên chừng hai chục bước thì đến bên cầu. Cầu hẹp và dài, chỉ có mươi khúc cây đâm ngang cắm sâu vào núi để nâng đỡ. Cô Thổ nhẹ nhàng đi ra tới giữa rồi ngoảnh lại đợi tôi đi theo. Tôi trông xuống, thấy dưới sâu lắm, và rải rác có những tảng đá lớn; nước thác chảy xiết, ầm ầm từ một nẻo khuất giữa hai chân núi, vòng khúc rắn xông ra. Tôi còn ngập ngừng một hồi chưa dám đi lên vội. Sau đánh bạo tiến lên được ba bước. Một khúc gỗ cựa mình một cái làm tôi sởn cả gai ốc, đã tưởng cái cầu gẫy nhưng không việc gì.
Tôi phải hết sức dè giữ mới dám bước lên, dò đi như người "leo cầu vồng" vậy. Dưới chân, nước vẫn gầm như chuyển đá, mà bên trái thì cái núi dốc như tường xiêu, lại ở quá tầm tay không thể nào vịn được.
Dò được nửa cầu rồi. Càng thấy ghê sợ thêm. Liệu chừng không thể qua được khỏi cầu mà không ngã, tôi phải lấy cuộn dây định tìm quăng lên một cái trạc cây nào trên lưng núi, rút chung đôi lại rồi víu lấy mà sang.
Bỗng người con gái Thổ giữ lấy tay tôi nói:
- Thôi! Không phải đi nữa.
Tôi vừa ngật ngưỡng vừa nhìn cô ta, lấy làm kinh dị. Cô Thổ điềm nhiên nhắc lại:
- Thôi, không phải đi nữa: Đến nơi rồi!
- Sao? Đến nơi?
- Phải.
Ồ, quái lạ! Quái lạ! Quái lạ! Tôi nghĩ bụng thế - người con gái này thực kỳ quá định trêu mình đây sao?
Tôi nhìn mặt người con gái để dò xét ý tứ, nhưng cô ta không nhìn tôi và có ý quay mặt đi.
Tôi vừa bực mình vừa lo ngại, quát khẽ lên một câu:
- Sao lại thế này?
Cô ta không trả lời. ánh trăng chiếu vào sắc da người con gái, lúc ấy xanh bệch như da người chết. Nét mặt sắt lại như lo sợ hay tức giận, miệng mím vào một cách đặc biệt, rồi bỗng nói rất nhanh:
- Ở dưới cầu này có một người đàn ông cùng đi với tôi rồi lỡ chân rơi xuống đây chết.
- Cùng đi chơi với cô à?
- Ừ.
- Thế làm sao, nói mau! Sao cô lại gọi tôi đến?
Cô Thổ nói:
- Tôi nhờ anh đem nó lên đây cho tôi.
- Nhờ tôi? Sao lại nhờ tôi? Nhờ tôi mà được à?
Cô ta điềm tĩnh không đáp câu hỏi của tôi, nhưng trỏ xuống dưới gầm cầu mà bảo:
- Kia kìa, nó ngã xuống mắc vào cành cây ở lưng chừng núi kia kìa!
Tôi chăm chú trông, chỉ thấy nước thác chảy xuống từng bực, bọt sùi lên trắng như tuyết ở xung quan những tảng đá cuội lù đen.
- Đâu nào?
-Ở cái cây kia mà. Kia kìa, chỉ có một cây thôi, mà nó ở lưng chừng núi.
Tôi quỳ gối, đầu cúi về phía trong mà trông xuống thì quả thấy ngang núi đâm ra một cây nhỏ, rễ ăn chặt vào, có lẽ sâu lắm, nền đất lở đến tận chỗ ấy mà cây vẫn giữ nguyên. Mình cây cong cong ở chân rồi đâm vát lên trời, cánh lá xoè ra che gần mất một nửa mình người bị nạn. Lúc ấy tôi chỉ trông thấy một cái vai dốc xuống mắc vào gốc cây.
- Các người đi xem hát hội ở làng xa hết cả (người con gái nói). Tôi đi tìm chỉ thấy có anh, tôi mới định nhờ anh lấy nó lên hộ tôi.
- Ừ thế làm sao không nói thực ngay để cho tôi... (tôi nghĩ đến những cử chỉ của tôi trong lều) để cho tôi tưởng cô đến rủ đi chơi thực?
Cô gái mỉm cười một cách nhạt nhẽo:
- Tôi sợ anh không đến tôi phải nói thế...
Thấy tôi có dáng nổi giận, cô vội nói thêm:
- Mà rồi tôi cũng về với anh kia mà!
Tôi vừa lườm vừa nhại:
-Hừ! Về - với - anh!
Cô Thổ lại hết lời nói với tôi những câu rất ngọt ngào và thiết tha; mặt thì nhợt nhạt, mắt thì long lanh mà miệng vẫn gượng cười; giọng nói khác đi, hình như cô ta cố nén sự cảm động.
Tôi không nỡ từ chối giúp đỡ cô ta. Nhưng tôi không giấu cái bực mình, vừa tìm cách xuống đến cái cây.
Chỗ sườn núi lở, dốc như bức vách nghiêng, mà trừ cái cây giữ lấy người chết cách tôi khá xa thì chả bấu víu vào đâu được nữa; người bị nạn chắc hẳn ngã về phía trong, nên mới tình cờ mắc vào cây đó, chứ nếu ngã phía ngoài hay nhích ra chút nữa thì không còn mảnh xác nào. Tôi giở cuộn dây ra, nằm úp mìn trên cầu rồi giòng dây xuống ướm thử. Cái dây dài được hơn hai thước mà thả đến chỗ ấy cũng không thừa được bao. Tôi thử tìm cách buộc vòng, câu lấy người chết lên nhưng vướng nhiều cành nên không làm thế được. Tôi lại kéo dây lên thắt một chục nút để cho dễ bám. Trong khi người con gái ấy lẳng lặng ngồi bên cạnh tôi mà xem.
Nước thác vẫn réo ào ào, làm tăng cái vẻ to tát của chốn núi cao vực sâu ở dưới bóng một vành trăng lặng lẽ.
Tôi nhìn cô Thổ thì cô ta nhìn lại; tôi cau mày mắng:
- Buộc đi chứ, ngồi đấy à?
- Buộc gì?
- Thì thắt nút đi chứ!
Cô ta lôi một dây lúng túng thắt được một nút rồi hỏi:
- Anh làm những nút này làm gì thế?
Tôi không thèm đáp. Rồi thấy cô ta cứ dang tay kéo dây mãi chưa thắt được vòng nào thêm, tôi tức mình giật về, không khiến nữa.
Nút thắt xong tôi buộc rất chắc chắn một đầu dây vào ba thân gỗ về phía núi; bỏ mũ ra, bảo cô Thổ giữ lấy mối buộc chắc chắn để tôi leo xuống.
Chân tôi đạp vào đất núi làm cho cát bụi ở đấy theo gió bay cả vào mắt mũi tôi. Tôi vừa buông một tay để giụi thì "sựt" một tiếng ở đầu dây. Tôi lạnh cả người vội quát:
- Cái gì thế, cái gì thế?
- Không hề gì. Cái mối dây nó thắt chặt lại đấy mà.
- Phải cẩn thận nghe không! Phải nằm xuống mà giữ.
Cô Thổ trên cầu nằm áp người xuống, hai tay nắm lấy phần đầu dây.
Xuống đến nơi tôi bẻ mấy cành lá đi cho quang, và để chân lên một cái chạc nhún thử mấy cái. Cây này là một giống ổi rừng, thân già quánh và to. Lúc đứng trên cầu, tôi tưởng là một thứ cây lai và mềm vài thấy nó nhỏ lắm, nên định buộc cuộn dây vào người, ôm lấy cái xác mà bảo cô Thổ kéo lên. Như thế thì khó nhọc vô cùng, chưa chắc người con gái ấy đã kéo nổi.
Nhưng bây giờ tôi lại tính cách khác. Người chết là một người đàn ông to lớn mặc quần áo tây vàng; hai chân giạng ra, áp với núi và đâm ngược lên trời, mình úp vào trong, nên tôi không thấy mặt. Hắn bị mắc vai bên phải vào ngay gốc cây và hình như bị nát cả cổ và có lẽ gẫy xương dầm vai; nhưng máu chỉ đẫm ra ngoài áo một ít. Một cánh tay nắm lại chọc vào núi, còn tay kia đè ở dưới mình. Tôi ngồi quắp lấy một cành to, tròng lọng dây vào hai chân người kia rồi lựa lách xuống đến tận thắt lưng.
Mặt trăng lúc ấy mới lọt một phần xuống sau đỉnh núi trước mặt. Tôi trông thấy bóng cây với bóng người tôi in lên cái thây chết. Những cành lá theo gió và theo cách cử động của tôi mà lung lay một cách bình yên.
Xem cách ăn mặc của người chết thì tôi đoán là một người Thổ "văn minh" giàu có, hoặc một người Kinh buôn bán đường rừng.
Tôi bám dây tụt xuống, để một chân lên người chết và ghì cho cái tròng ở lưng hắn thắt vào rõ chặt rồi đạp chân kia vào núi, tôi đu người tôi sang một bên. Vai cái xác liền rời ra cùng với một loạt đất vụn rơi xuống; người chết đã nằm ngang ra dưới đầu dây. Cổ hắn trẹo về một bên và hơi ngật ra đằng sau; tóc bộn bề và ướt đẫm, da xám như màu đá mài.
Tôi ngồi lên một cành cây nắm lấy vai hắn dìu lại xem cho rõ mặt. Nhưng tôi kêu lên một tiếng kinh dị: ồ lại này!
Người bị nạn nào phải ai đâu? Chính là ông Ba-đi-ghệt, cái người mạo hiểm táo tớn chúng tôi vẫn biết tiếng, mà tôi mới gặp được hơn nửa tháng, trong một làng ở gần Pakha. Ông này đi trước chúng tôi đã lâu kia mà, sao bây giờ lại vẫn ở đây, rồi lại chết thảm thế này? Mà sao người con gái Thổ kia lại...
Tôi thoáng nghĩ đến một điều làm cho tôi căm tức.
- À thì ra (tôi lẩm bẩm nói thế) thì ra họ trăng gió với nhau đã lâu, hôm nay đi chơi trên cầu này rồi một người rơi xuống chết, rồi nó tìm mình đến, nó dụ mình để gỡ xác nhân tình nó lên!
Hai con mắt ông Ba mở lim dim như ngủ gà, như xem cái tức giận trong lòng tôi. Trên cái mặt đầy những máu, máu đọng đen thẫm lại một bên, hai môi dầy trên lún phún một hàng râu; miệng thì nhăn một cái cười kinh khiếp.
Tôi liền buông tay ra bám dây leo lên cầu. Người con gái hỏi, nhưng tôi lặng thinh. Lên tới nơi tôi nhìn nó một cách khinh bỉ.
Nó hỏi nữa:
- Sao, anh? Xong rồi chứ?
Tôi cười gằn:
- Xong. Chị cứ việc kéo tình nhân chị lên.
Nó chỉ trông tôi một cái nhanh, không nói gì, chống tay ngồi lên rồi mắm môi kéo.
Nhưng cái xác nặnglắm, nó ngã hẳn người ra mới kéo lên được một chút rồi lại để tụt xuống ngay. Tôi thấy nó làm ngứa mắt liền vuốt tóc lại bên kéo đỡ. Không đầy năm phút cái xác đã nằm trên cầu. Ngời con gái không buộc lại cái khăn vuông sổ xuống vai; mớ tóc trong cái khăn ngang phấp phới bộn bề trước gió. Tôi cởi được cái dây tròng ra khỏi lưng người chết thì nó liền xốc nách kéo giật lùi "ông Ba" ra một phía cầu.
Tôi toan cuốn xong cái dây thừng rồi mới hỏi xem người con gái định xử trí ra sao, thì bỗng thấy nó cười nhạt một tiếng nghe lạnh đến xương tuỷ. Tôi ngẩng lên nhìn.
Bây giờ cô thiếu nữ dịu dàng ở trong lều không còn đó nữa. Tôi chỉ thấy một người con gái kỳ dị, đang nghiến răng mà lẩm bẩm trước mặt tôi. Nó vẫn xốc nách người chết để ngồi rũ dưới chân, trông thẳng vào mặt tôi nhếch mép một cái rồi nói:
- Anh tưởng nó là tình nhân tôi hả? Không! Nó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Nó giết mất anh Cẩm của tôi. Anh Cẩm là người sắp lấy tôi, mà nó giết đi, rồi quẳng xuống đây cho mất xác.
Nói đoạn nó chỉ tay xuống những dòng nước trắng xoá ở dưới. Tiếng thác chảy như dữ dội thêm. Nhưng cái trường hợp làm tôi quên cả ghê rợn.
Người con gái lại nói - phải nghe giọng nó nói mới thấy được cảm giác của tôi lúc bấy giờ.
- Nó nhiều tiền, nó muốn lấy tôi, nó đến dụ tôi, tôi bằng lòng ngay; nhưng tôi bằng lòng ở với nó để lừa nó giết nó. Tôi rủ nó đến đây chơi, nó không nghi ngờ, tôi liền chém nó một nhát. Anh trông đây này!
Tôi trông.
Ở Sau gáy ông BA quả có một nhát dao bổ thực sâu, nhưng chỗ ấy máu đọng lại thâm sì nên lúc nãy tôi không để ý.
- Tôi chém nó (lời người con gái) để cho nó cũng chết ở dưới cầu này, để chồng tôi... (giọng nói ngày một thêm đầy, gần như nghẹn ngào) để cho chồng tôi thấy được hả dạ... Nhưng mà nó không rơi xuống đến tận dưới thác kia, tôimới gọi anh đến. Bây giờ anh đứng mà xem.
Trước cái dáng điệu kia, cái giọng nói kia, tôi không biét trả lời sao cả. Tôi cũng không biết xử trí thế nào nữa; tôi đứng ngẩn ra nhìn.
Trông con mắt của lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng thấy khí chất rừng núi, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra.
Tôi vẫn ngẩn ra nhìn.
Người con gái lại cười nhạt mà láy lại câu lúc nãy:
- Bây giờ anh đứng mà xem.
Nói xong, nó đứng dạng hai chân ra, cái mép váy đằng trước căng thẳng bởi hai ống chân hơi thô và trắng. Một tay nó xốc ông Ba đứng dậy, một tay nữa nâng ở ngang lưng. Tôi toan dò bước đến gần thì đã thấy người con gái rướn mình văng cái thây chết xuống. Rồi không biết vì quá đà hay cố ý, cả người con gái cũng văng theo...
Mặt trăng kia đã kín đáo ẩn mình sau đỉnh núi; hai cái thây trên cao rơi xuống một tiếng gớm ghê trong những tiếng thác đổ ầm ầm không bao giờ ngớt.
Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền sẽ gặp lành” và “ác giả ác báo”.