Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta là 1 vị quan già trong triều.Nay rảnh rỗi kể cho m.n nghe câu chuyện này
Cách đây chừng mấy tháng, ta, mình mặc áo gấm đỏ, cưỡi con ngựa trắng rất đẹp đi qua làng. Lúc ngang thửa ruộng của hai cha con ta bây giờ - lúc đó còn là một cậu bé vô danh - liền dừng ngựa hỏi về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố đứng ngẩn người, không trả lời được thì cậu bé đang đứng bên cha nhanh chóng hỏi vặn lại về số bước mà ngựa của vị quan kia đi được trong một ngày làm cho quan phải thua cuộc. Nghe cậu bé trả lời xong, không hiểu vì kinh ngạc hay vì mừng rỡ mà vị quan kia há hốc mồm, trợn tròn mắt. Suy nghĩ giây lát, ta bèn hỏi han tên tuổi, địa chỉ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa đi luôn. Mãi về sau mọi người mới hay vị quan lúc đó chính là sứ giả vua sai đi khắp nơi tìm người tài cho đất nước. Nay gặp cậu bé của làng ta thông minh, sắc sảo hơn người, đoán biết là nhân tài nên về bẩm báo lại với vua.
Tuy đã nghe thuật lại rất kĩ về cuộc đối đáp đó nhưng nhà vua vẫn còn chưa tin lắm vì cậu bé còn quá nhỏ. Nếu là ta chắc cũng chẳng tin ngay. Thế là vua quyết định thử tài.
Độ dăm hôm sau, làng ta được vua ban cho ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Làng ta như gặp phải hoạ lớn. Các cuộc họp lớn nhỏ lần lượt diễn ra nhưng mãi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt đẹp, hợp lí. Bởi vì ai cũng biết, trâu đực thì làm sao mà đẻ được! Không hiểu nhà vua có ý gì? Có người còn bi quan, nói hay Ngài có ý bắt cả làng phải chết!
Thế rồi chuyện đến tai chú bé con trai người thợ cày. Chú liền bảo với cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng xôi nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
Người cha lo sợ nên không đồng tình với con. Nhưng thấy chú bé cứ nằng nặc bảo thế cũng đành tin và vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Các bác thử nghĩ xem liệu làng có tin không? Đương nhiên mọi người vẫn còn ngờ vực. Dù cậu bé rất nhanh ý, làng đã biết tiếng, nhưng việc lớn thế này, làm sao giao cho cậu ta được? Cuối cùng, chuyện cũng xong khi hai cha con viết giấy cam đoan. Thế rồi, trâu được ngả ra đánh chén.
Sau đó, hai cha con khăn gói lên kinh thành. Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé đã tìm cách lẻn vào sân rồng, lừa cho vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình. Nhờ vậy mà đã giúp cả làng ta thoát tội lại được một bữa đánh chén no say.
Đã biết tài trí cậu bé nhưng vua vẫn muôn thử lần nữa. Lần này vua bắt cậu làm một mâm cỗ chỉ bằng một con chim sẻ. Cậu cũng đáo để không kém khi yêu cầu nhà vua mài cho mình con dao thịt chim chỉ bằng một cái kim may. Đến lần này thì vua và triều thần thực sự thán phục tài trí cậu. Nhà vua ban thưởng cho hai cha con rất hậu.
Lúc bấy giờ, có nước làng giềng luôn nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Để dò xem bên mình có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan trong triều bấy giờ không ai biết làm thế nào giải được câu đố oái oăm. Các đại thần vò đầu bứt tai mãi cũng chẳng được. Bao nhiêu quan Trạng, nhà thông thái được triệu vào cung đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến cậu bé của làng tôi.
Khi viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến, cậu đang chơi sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu chỉ hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...
rồi bảo cứ theo cách ấy mà làm.
Viên quan vui sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan trong triều nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đă xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Thấy được tài năng của cậu bé, vua liền phong cho cậu là Trạng nguyên. Người lại cho xây cung điện ở ngay cạnh cung vua để dễ bề hỏi han. Hôm nay là ngày quan Trạng vinh quy bái tổ, làm rạng danh dòng họ và quê hương.
Ngàn đời nay, học hành vẫn là cái gốc của tài năng và danh vọng. Ta hi vọng rằng con cháu nước mình sẽ lấy quan trạng
câu đố của viên quan vô cùng hóc búa khó trả lời được đặt ra nhằm tìm người tài giỏi
– Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
– Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
– Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Lần thứ tư trong chuyện em bé thông minh là đó sâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc
Lần 1 : Em bé thông minh giải được câu đó của viên quan nọ .
Lần 2 : Em bé giải câu đó của nhà vua .
Lần 3 : Em bé cũng giải câu đố của nhà vua .
Lần 4 : Giaỉ câu đó nước láng giềng .
k mk với nha
# Học tốt #
1)em bé giải bằng cách đố lại viên quan đẩy viên quan vào thế bí
2) em bé giải đố Bằng tài biệng bác để cho nhà vua Tháy điều vô lý của mình
3) em bé giải đố bằng cách đối lệ và yêu cầu tương tự
4) em bé giải đố bằng kinh nghiệm sống dân gian làm cho mọi người ngạc nhiên và bất ngờ về sự thông minh hồn nhiên trong lời giải đáp
Nhớ k cho mình nhé
Nhập vai Thạch Sanh :
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiệm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
nhập vai thạch sanh:
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là “ác giả ác báo”.
I. TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
Trả lời:
Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:
- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển
- Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Trả lời:
* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:
- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mấy đường?".
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
- Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
* Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:
- Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.
- Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.
3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Trả lời:
* Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:
- Lần 1: Đố lại viên quan.
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.
- Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".
- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
- Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.
Trả lời:
Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:
- Đề cao trí thông minh dân gian.
- Ý nghĩa mua vui, hài hước.
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết đích xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua ai ấy đều tưng hửng và lo lắng, không thể hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
- Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi: - "Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?". - "Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ".
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết đích xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua ai ấy đều tưng hửng và lo lắng, không thể hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
- Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi: - "Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?". - "Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ".
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc