Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.
Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ở hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:
- Voi giống như con đỉa.
Ông sờ ngà liền cãi:
- Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.
Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:
- Nó giống cái quạt mo chứ!
Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.
Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng: "Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”
Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.
tham khảo
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.
Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ở hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:
- Voi giống như con đỉa.
Ông sờ ngà liền cãi:
- Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.
Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:
- Nó giống cái quạt mo chứ!
Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.
Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng: "Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”
Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.
Bài làm
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
# Học tốt #
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.
Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dẵn chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoãng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài. Mà bây giờ, với sự hiện diện cảu thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buổn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại.
Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.
lập dàn ý:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
I. Tìm hiểu đề: - Dạng bài: tự sự - Ngôi kể: + Dẫn truyện:xưng “ tôi” + Nói với bố mẹ:Xưng “ con” - Nội dung: lựa chọn một trong ba nội dung. + Chuyện lý thú: nhặt được của rơi trả lại người mất, dắt một cụ già qua đường, đưa một em bé bị lạc về nhà, xem xiếc… + Chuyện cảm động: chjia tay người bạn thân, cõng bạn đi học, học trò cũ về thăm cô… + Chuyện buồn cười: nhận nhầm người, nhút nhát, … II. Dàn ý đại cương: 1. Mở bài: * Cách 1: Giới thiệu tình huống kể cho bố mẹ nghe ( Buổi trưa đi học về muộn, hoặc buổi tối sau khi đã ăn xong bữa cơm chiều, cả nhà quây quần…) * Cách 2: Cảm xúc về tình cảm của bố mẹ dành cho con cái-> Chính vì vậy mà không có vui buồn nào mà tôi không kể cho bố mẹ nghe.) 2. Thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( trên đường đi học, lúc đi học về: miêu tả cảnh tượng và cảm xúc của bản thân) - Em đã gặp tình huống như thế nào? - Em đã suy nghĩ và hành động ra sao? - Tháiđộ của người được giúp đỡ, người chứng kiến - Thái độ và lời khuyên của bố mẹ khi nghe em kể. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và rút ra lời khuyên cho mọi người.
Cha mẹ là những người đà sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.
Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn cua mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ.Chỉ riêng nhóm tôi, cả đám tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy. từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực,oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu tuột đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Các làn sóng nhàn tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cành vật đang hòa mình theo lời gọi mời của các bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bay tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải đồ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vồ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, có bé đã ngừng han tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đâ lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thế tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thế giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu tuột cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu tuột cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông lười. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của câu tuột ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.
Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào vê tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tôt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
Mỗi ngày đến trường em không chỉ được học tập những kiến thức vô cùng bổ ích mà còn được vui chơi cùng bạn bè, được chứng kiến nhiều sự việc vô cùng thú vị và bất ngờ. Vì vậy mà mỗi khi đi học về em đều ríu rít kể chuyện cho bố mẹ nghe, đó là những câu chuyện lí thú mà em đã trải qua, được nghe hoặc được chứng kiến ở trường. Dù không diễn đạt được rõ ràng, rành mạch nội dung của câu chuyện nhưng bao giờ bố mẹ và những người thân của em đều chú ý lắng nghe với vẻ mặt đầy hào hứng, đôi khi còn tham gia bình luận làm em rất vui và nói không ngừng, chỉ khi được bố mẹ nhắc nhở em đã đến giờ học thì em mới có thể dừng lại. Hôm nay, ở trường em đã chứng kiện một sự việc vô cùng cảm động, và trong bữa ăn tối, em đã kể cho bố mẹ nghe, khiến mọi người ai cũng đều cảm thấy xúc động theo.
Lớp chúng em theo học là lớp 8A, kể từ khi bước chân vào mái trường trung học cơ sở đến nay thì hai mươi lăm thành viên của lớp em đã học cùng nhau được ba năm rồi. Khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, chúng em ngỡ như đã có thể hiểu hết về gia đình, hoàn cảnh của nhau, nhưng không phải vậy, chúng em chưa thể nhận thức hết được sự phức tạp của mọi việc trong đời sống này nên chúng em luôn đơn giản hóa mọi việc, những việc xảy ra trên lớp vì cho rằng chỉ là những sự cố nhỏ, những vấn đề riêng của mỗi bạn nên chúng em thường không mấy quan tâm. Chính vì vậy mà việc mọi người phát hiện ra hoàn cảnh khó khăn của bạn Minh ngày hôm nay khiến cho ai cũng ngỡ ngàng, xúc động và cả sự hối hận vì chúng em đã không quan tâm đến nhau hơn.
Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.
Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.
Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.
Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.
Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.
“Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo; - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa.
Học tốt
Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo; - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
hằng con tôi mười một tuổi. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều đi chơi mát… đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại:
– Ba! có bao giờ ba thấy một bài luận văn nào không điểm không? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:
Còn thua ba nữa đó, ba ít nhất cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn con, con sốkhông bự như quả trứng.
Sốlà cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gửi đến các nhà văn, nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn, nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, sau đó in thành sách Nhà văn học văn. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố(1948 — 1950) tôi là một học sinh trung bình, và môn Văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20).
Đó là kỉ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn Văn.
Tôi hỏi con:
– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm?
– Luận văn cô giáo cho “Trò hãy tả một buổi làm việc ban đêm của bố”.
– Con được mấy điểm?
– Con được sáu điểm.
– Con tả ba như thế nào?
– Thì ba làm việc làm sao con tả vậy.
– Mấy đứa khác, bạn của con?
Thằng con tôi chợt nhớ, nó liền liến thoắng:
A! Có một thằng, ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.
– Đêm ba nó làm gì?
– Nó nói đêm ba nó thường đi nhậu.
– Nó tả ba nó đi nhậu à?
– Dạ, không phải: Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tảba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?
– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?
– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.
– Sao vậy?
Hôm trả bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét “ Sao trò không làm bài?”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”, nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.
– Nó là học trò loại “cá biệt” à?
– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.
– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?
– Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát:
“Sao trò không làm bài?” Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con khôngcó ba”. Nghe nói, hai con mắt cô mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai vào cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới biết được, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con…
Có người bảo em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”, em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.
Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi — người viết văn, là một bài học, bài học trung thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trung thực trên bàn viết.
Hk tốt
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.
Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dẵn chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoãng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài. Mà bây giờ, với sự hiện diện cảu thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buổn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại.
Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.
Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,.... ) mà em đã gặp ở trường.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì em không chỉ được găp bạn bè, thầy cô mà em còn được chứng kiến thêm thật nhiều những câu chuyện và rút ra được những bài học quý báu từ câu chuyện ấy. Ngày hôm trước, em đã chứng kiến một câu chuyện hết sức cảm động và em muốn trở về nhà thật nhanh để có thể kể với bố mẹ câu chuyện ấy.
Trong bữa cơm tối ngày hôm ấy, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện của Chiến - cậu bạn cùng lớp với em.
- Bố mẹ ạ, Chiến là một cậu con trai gầy gò, so với những bạn trai trong lớp con thì bạn ấy nhỏ hơn rất nhiều. Bọn con đã học với nhau hơn hai năm rồi mà bạn ấy vẫn là một người rất bí ẩn. Trong lớp Chiến không chơi thân với ai cả, cũng không ai biết nhà bạn ấy ở đâu. Ban đầu bọn con thấy không thích bạn ấy đâu.
- Vì sao thế con? - Bố em hỏi
- Vì bạn ấy không hòa đồng với lớp bố ạ - Em đáp lại lời bố rồi tiếp tục câu chuyện, thế nhưng mấy hôm trước Chiến đột nhiên nghỉ học hơn một tuần liền. Mấy hôm đầu bọn con cũng không để ý lắm. Nhưng gần một tuần mà vẫn không thấy Chiến đi học nên mấy đứa con liền lên hỏi cô giáo xem bạn ấy có chuyện gì. Vì dù không thích nhưng chúng con cũng là bạn cùng lớp mà.
- Ừ, con làm đúng đấy con gái - mẹ tôi mỉm cười hài lòng và kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của em.
- Cô giáo nghe chúng con hỏi về Chiến cũng rất vui. Cô bảo Chiến bị ốm, chưa khỏe nên chưa lên lớp học được. Thế là chúng con xin cô địa chỉ nhà bạn ấy để đến thăm. Lúc đầu cô còn chần chừ nhưng vì bọn con năn nỉ nhiều quá nên cuối cùng cô cũng cho bọn con.
Em uống một ngụm nước rồi kể tiếp:
- Bố mẹ biết không? Chúng con tới nhà bạn ấy và đứa nào cũng thấy bất ngờ bố mẹ ạ. Nhà bạn ấy ở ngay gần nhà mình thôi. Một ngôi nhà đất xập xệ, tối om. Bên ngoài tường gạch rêu đã bám đầy chứng tỏ nó đã cũ kĩ lắm rồi. Chúng con ngơ ngác nhìn nhau, không biết có đi nhầm nhà không nữa. Nhưng không bố mẹ ạ, chúng con không đi nhầm nhà đâu. Đấy chính là nhà Chiến đấy. Bọn con bước vào nhà, thấy Chiến đang nằm co quắp trên chiếc giường cũ kĩ. Bọn con cất tiếng chào thì thấy Chiến tỉnh dậy. Đôi mắt bạn ấy mơ màng, khuôn mặt đỏ bừng vì sốt. Thấy chúng con bạn ấy bất ngờ lắm. Chiến định ngồi dậy để nói chuyện cùng bọn con nhưng bạn ấy sốt nên chóng mặt không ngồi dây được, nên chúng con ngồi bên cạnh giường nói chuyện với cậu ấy. Hoàn cảnh nhà bạn ấy đáng thương lắm bố mẹ ạ.
- Nhà bạn ấy thế nào hả con? - Bố mẹ em hỏi, với đôi mắt chờ mong.
- Bạn ấy kể, bố bạn ấy mất sớm. Nhà chỉ còn hai mẹ con. Mà mẹ bạn ấy cũng ốm suốt, nên đi làm bữa được bữa không. Trước bạn ấy sinh non nên người yếu sẵn rồi, lại không được chăm sóc cẩn thận nên giờ vẫn không khá hơn lên là bao nhiêu. Bạn ấy phải vừa đi học, vừa giúp đỡ mẹ làm hàng. Mấy hôm trước đi về muộn, bị dính mưa nên ốm. Không đứng dậy được. Mẹ bạn ấy phải đi làm, không chăm sóc bạn ấy được. Chiến kể với bọn con nhiều lắm bố mẹ ạ. Bạn ấy phải làm hết mọi việc để đỡ đần mẹ, lại còn phải tự lo cho mình, còn phải đảm bảo việc học trên lớp nữa. Thế mà bạn ấy vẫn học rất giỏi.
- Thằng bé đáng thương quá - Mẹ tôi nói
- Bọn con muốn giúp đỡ bạn ấy - em băn khoăn, nói ý nghĩ của mình với bố mẹ. Thế có được không bố mẹ? Con thấy cuộc sống của mình tốt hơn bạn ấy nhiều lắm, con muốn chia sẻ với bạn ấy một chút.
Bố mẹ cười tươi xoa đầu em, khen em đã lớn thật rồi. Không chỉ biết lắng nghe mà còn biết quan tâm và chia sẻ với những người khác nữa. Bố mẹ nói sẽ giúp em thực hiện kế hoạch này. Em thấy rất vui. Có lẽ sự giúp đỡ của em chỉ là rất nhỏ với Chiến nhưng em hi vọng bạn ấy có thể có một cuộc sống tốt hơn.
Qua câu chuyện của Chiến, em nhận ra rằng mình không nên chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá một người mà cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi nhận xét về họ. Em cũng hiểu rằng mình thật may mắn khi được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố lẫn mẹ chứ không phải một mình làm mọi thứ như Chiến. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.
Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...
Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.
Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!
Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.
Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình.
Kể chuyện về một hoạt động, cảnh vật mà mình được chứng kiến là dạng đề bài quen thuộc trong các đề tập làm văn. Để nâng cao kĩ năng viết bài kể chuyện của mình, bên cạnh bài văn Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, các em có thể tham khảo thêm các bài mẫu khác như: Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết, Kể về một người lao động trí óc, Kể về một lần em mắc lỗi, Kể về kỉ niệm thời thơ ấu.
#Châu's ngốc
Tham khảo dàn ý :
I. Mở bài:
‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
II. Thân bài:
‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?
‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
III. Kết bài:
‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
~Std well~