K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2018

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là :

- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
=> Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ !

6 tháng 7 2018

- Biện pháp tu từ: so sánh: "như"
=> Giá trị: giúp cho hình ảnh của Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn và dễ tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc của người đọc (như chúng ta)
- Biện pháp tu từ: điệp "thương"
=> Giá trị: giúp nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng đẹp đẽ về Bác, tăng giá trị biểu cảm cho bài thơ, thể hiện sự trân trọng, khâm phục Bác của tác giả

15 tháng 6 2020

Bạn tham khảo nhé !

Mở bài

- Giới thiệu tình yêu dân tộc, người dân, đất nước nồng nàn của Bác Hồ

- Trích đoạn thơ

Thân bài

1. Đoạn thơ:

- "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta": tình yêu Bác dành cho người chiến sĩ cách mạng (Tố Hữu)

- "Thương cuộc đời chung": yêu thương con người, đất nước, nguồn cội, không chỉ yêu cuộc sống của bản thân mà Bác còn yêu cả "cuộc đời chung" cuộc sống lao động của mọi người.

- "Thương cỏ hoa": yêu thiên nhiên

- "Chỉ biết quên mình cho hết thảy/Như dòng sông chảy nặng phù sa ": cuộc sống của Bác là cống hiến cho đời, quên bản thân để lấy lòng yêu nước giữ vững non sông, tình yêu được so sánh như "dòng sông nặng phù sa" -> Tình yêu to lớn, mãnh liệt trong con người Bác.

2. Liên hệ văn bản:

2.1. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

- Đêm là lúc các chiến sĩ bộ đội đi ngủ lấy sức chinh chiến thế mà Bác vẫn ngồi "đinh ninh" trầm tư -> sự lo lắng cho đất nước (lặp lại 2 lần)

- Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.

- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.

- Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.

-> Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.

-> Không ngủ, Bác lo lắng cho đất nước, cho vận mệnh non sông và tình yêu sâu nặng Bác dành cho các chiến sĩ, bộ đội.

2.2: Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh

- 2 câu đầu:

+ So sánh: tiếng suối trong - tiếng hát xa

+ Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: "lồng"

- 2 câu sau: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ / Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

+ Chưa ngủ: thao thức, lo âu

=> Tình yêu thiên nhiên và tình cảm dạt dào, sâu nặng của Bác dành cho tổ quốc thân yêu.

Kết bài

- Khẳng định tình yêu nước, tình yêu các chiến sĩ bộ đội và tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn Bác

- Trình bày suy nghĩ: mong muốn, hy vọng, hứa hẹn ...

13 tháng 12 2019

a, Thán từ: Ơi.

b, BPTT: Liệt kê và nhân hóa.

c, Chúng ta sống để yêu thương lẫn nhau; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn rất là nhiều.

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây: Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân) Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây:
Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân)
Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b) Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhớ mãi tên người Hồ Chí Minh.
c) Mồi hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
d) Kháng chiến 3 ngàn ngày không nghỉ,
Bắp chân, đầu gối vẫn
Bài 3: Từ " hoa" trong các cau sau duối đây sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy giải thích sự khác biệt
a) Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đạo đày bẫy hoa.
b) Người rằng khoảng vắng đên trường
Vì hoa, nên phải đánh đành tìm hoa.
c) Phương những tiết cao, diều bay liêng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi
Bài 4: Đọc bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Đeo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Em hãy phản tích biện pháp tu từ sử dụng trong bài ca dao trên.
Bài 5: Trog bài thơ 30 năm đời ta có đảng:
Những hồn Trần Phú vô dang
Sóng xanh biển cả cay xanh núi ngàn.
- Nhà thư đã dùng biện pháp tu từ gì?
- Nêu ý nghĩa biện pháp đó.
Bài 6:

0
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi!...
Đọc tiếp

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

( Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, https://www.uct.edu.vn/)

1. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Phân tích tác dụng của nó.

2. Đoạn thơ bộc lộ những tình cảm nào của tác giả?

3. Qua đoạn thơ, em thấy được điểm tương đồng nào với bài “Quê hương” của chính t/giả Tế Hanh? (nêu thật ngắn gọn)

4. Từ đó, em cảm nhận được điều gì sâu sắc trong hồn thơ Tế Hanh?

0
VB 16 Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu. Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát...
Đọc tiếp

VB 16 Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu.

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

( Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, https://www.uct.edu.vn/)

1. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Phân tích tác dụng của nó.

2. Đoạn thơ bộc lộ những tình cảm nào của tác giả?

3. Qua đoạn thơ, em thấy được điểm tương đồng nào với bài “Quê hương” của chính t/giả Tế Hanh? (nêu thật ngắn gọn)

4. Từ đó, em cảm nhận được điều gì sâu sắc trong hồn thơ Tế Hanh?

0
16 tháng 1 2018

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc (cuốc cuốc)
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
*********************
Các từ tượng hình như: chen đá, chen hoa, lom khom, lác đá trời, non, nước...
Các từ Tượng thanh như : quốc quốc, gia gia

Chúc bạn học tốt!!!!

14 tháng 7 2018

- Từ tượng hình: Lom khom, lác đác.
-> Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống.
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan

31 tháng 8 2016
  • Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
  • Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"

  • Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

  • Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"

  • Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
31 tháng 8 2016

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

   Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện  Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc. 

Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN

 Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.