...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2016

ý bn là xem câu hỏi j

26 tháng 9 2016

khocroi

30 tháng 12 2016

Đề thi môn sinh học lớp 6:

Câu 1 (2 điểm):

Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Cho ví dụ.

Câu 2 (3 điểm):

Trình bày cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non.

Câu 3 (2 điểm):

Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.

Câu 4 (3 điểm):

Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương ?

—– Hết —–

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH 6

Câu Đáp án Điểm

Câu 1(2 điểm)

– Rễ cọc có rễ cái to, khoẻ đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên từ rễ cái. Ví dụ: Cây cải, cây hồng xiêm, cây nhãn,…

– Rễ chùm gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân. Ví dụ: Cây tỏi, cây lúa, cây dừa,…

1 đ

1 đ

Câu 2 (3 điểm)

– Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ:

+ Biểu bì bảo vệ các bộ phận bên trong

+ Thịt vỏ dự trữ và tham gia quang hợp

– Trụ giữa gồm bó mạch và ruột:

+ Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ

+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng

+ Ruột chứa chất dự trữ

0,5 đ

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3 (2 điểm)

– Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

– Sơ đồ :

2015-12-20_214341

1 đ

1 đ

Câu 4 (3 điểm)

– Bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường nước, môi trường đất,…

– Không đốt rừng.

– Không chặt cây bừa bãi.

– Trồng them nhiều cây xanh.

– Tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh.

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

0.5 đ

0,5 đ

Tổng câu 10 đ

===== HẾT =====

30 tháng 12 2016

thế thì sao Cửu vĩ linh hồ Kurama

bucquabucquabucqua

9 tháng 11 2017

1. Người ta thường bỏ thêm vào bể cá các loại rong vì rong quang hợp sẽ nhả ra oxi cho cá hô hấp, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.

2. Vi cây chỉ chế tạo tinh bột ngòai ánh sáng,giúp cây thực hiện quá trình quang hợp và tạo chất diệp lục nuôi dưỡng cây,giúp lá hấp thụ không khí và thoát hơi nước.

9 tháng 11 2017

1 Người ta thường bỏ thêm vào bể cá các loại rong vì rong quang hợp sẽ nhả ra oxi cho cá hô hấp, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.

2 Vì để cây quang hợp và thoát hơi nước

4 tháng 11 2017

Lá cây nho là lá kép vì là lá của cây nho mọc tiết cành chính đến cành phụ ,lá đó gọi là lá chét và chồi nách của cây nho chỉ mọc ở cành chính ,khi dụng thì dụng lá chét và cành phụ rồi mới dụng cành chính

Lá cây nho là lá kép

Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.



9 tháng 5 2016

Tắm nắng:trẻ chỉ cần 5 -30 phút phơi nắng vào buổi sáng từ 7 – 8 h sẽ giúp trẻ có được 90% nhu cầu vitamin D.

=> Người ta thường tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào lúc buổi sáng 7-8h và lúc này những tia nắng mặt trời vẫn cho có bức xạ mạnh.

9 tháng 5 2016

Vì vào thời điểm này tia cực tím sẽ yếu. Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng còn giú trẻ trẻ hấp thụ vitamin D giúp cho xương của trẻ phát triển tốt hơn

7 tháng 2 2017

SOẠN BÀI: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

Câu 1. Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

Trả lời:

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

3. Thực hiện thụ phẩn, thụ tinh, kết hạt và tạo quà

c. Gồm vỏ quả và hạt

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.

d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái.

5. Nảy mầm thành cây con. duy trì và phát triển nòi giống.

e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khỉ đóng mở được.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây.

g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dư trữ.

Đáp án : 1. (c); 2. (e) ; 3. (d) ;

4.(b) ; 5. (g) ; 6. (a).

Câu 2. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Câu 3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc. năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Trả lời: Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.



8 tháng 2 2017

I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

[​IMG]
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
+ Hoạt động chính của lá cây là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng lá muốn thực hiện chức năng đó phải nhờ hoạt động của rễ hập thụ nước và muối khoản, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển qua thân mới lên được lá
+ Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giải, sự quang hợp của lá yêu không cung cấp để chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tơi sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
+ Nếu ta bón đúng, bón đủ các loại phân thì rễ cây sẽ hoạt động tốt, chuyển được nhiều nguyên liệu cho lá, với anh sáng đầy đủ lá sẽ quang hợp tốt, chế tạo được nhiều chất hữu cơ giúp cho các cơ quan khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt...)

3. Rút ra kết luận:
- Cây có hoa là một thể thống nhất vì :
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưỡng đến cơ quan khác và toàn bộ cây

II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG
1. Các cây sống dưới nước:
- Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu oxy
- Một số loài cây có lá trôi nổi trên mặt nước, phiến to nhằm có thể tiếp nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho cây
- Một số loài cây có lá ở dưới nước nhưng bị teo nhỏ, nhằm có thể lấy được lượng oxy nhỏ bé được hòa chung trong nước, duy trì sự sống cho cây
- Một số cây có cuống lá phìn to, sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp giúp cây tích trữ được oxy cần thiết cho sự sống

2. Các cây sống ở trên cạn
- Các cây sống ở trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tốt: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa,…), loại đất khác nhau
- Khi quan sát các cây ngoài thiên nhiên, người ta có nhận xét như sau:
+ Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông để lấy nước, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài để chống chọi với cái nóng của vùng sinh sống
+ Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân thường vươn vao, các cành tập trung ở ngọn để lấy không khí

3. Cây sống trong môi trường đặc biệt
- Một vài nơi trên TĐ có những điều kiện đặc biệt không thích hợp cho đa số loại cây, nhưng một số ít vẫn sống được. VD:
+ Cây dước có rễ chống giúp cho cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
+ Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là các loại xương rồng mọng nước (dự trữ nước), các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài, ăn sâu hoặc lan rộng và nông (tìm kiếm nguồn nước), các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai (giảm sự thoát hơi nước)

4. Rút ra kết luận
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên TĐ: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh…
7 tháng 10 2016

khônglimdim

 

7 tháng 10 2016

Bạn học lớp mấy; nếu cap 1thi không nhung cap 2thi có 

16 tháng 1 2017

chưa học nên mình k biết

- Động vật máu lạnh ( hay còn gọi là động vật biến nhiệt ) là động vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khả năng thích nghi của động vật máu lạnh là kém hơn so với động vật máu nóng ( hằng nhiệt) do đối với ĐV biến nhiệt, việc duy trì thân nhiệt phải dựa hoàn toàn vào tập tính (ví dụ như phơi nắng, trú đông, ...), Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao hoặc hạ quá thấp nhưng động vật lại không có khả năng điều chỉnh, nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng dẫn đến chết.

- Động vật máu nóng ( hay còn gọi là động vật hằng nhiệt ) là những động vật có nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Do đó, khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì cơ thể động vật vẫn có khả năng thích nghi, không bị thay đổi nhiều bởi tác động nhiệt dộ của môi trường bên ngoài, nhờ đó, khi nhiệt độ môi trường thay đổi một cách đột ngột, con vật vẫn giữ được nhiệt độ ổn định của cơ thể, cũng nhờ đó, nhu cầu dinh dưỡng cũng không bị thay đổi - tức con vật không bị phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhờ vậy mà không bị diệt chủng khi Trái Đất trở nên quá nóng hay quá lạnh một cách đột ngột. Vì thế, động vật máu nóng hay còn gọi là động vật hằng nhiệt có lợi thế hơn các loài động vật máu lạnh- động vật biến nhiệt.

2 tháng 5 2016

Nấm vốn là một loài chân khuẩn háo khí, bản thân chúng không có chất diệp lục, không giống như các loài cây khác nói chung phải dựa vào quang hợp để sản xuất ra các chất hữu cơ cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng của bản thân, mà là dựa vào các sợi khuẩn để phân giải và hấp thụ những chất hữu cơ và khoáng chất có sẵn để sinh trưởng. Do mầm có cơ năng sinh lý và cấu tạo đặc biệt như vậy cho nên chúng không cần ánh sáng mặt trời mà vẫn sinh trưởng được

2 tháng 5 2016

Nấm vốn là một loài chân khuẩn háo khí, bản thân chúng không có chất diệp lục, không giống như các loài cây khác nói chung phải dựa vào quang hợp để sản xuất ra các chất hữu cơ cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng của bản thân, mà là dựa vào các sợi khuẩn để phân giải và hấp thụ những chất hữu cơ và khoáng chất có sẵn để sinh trưởng. Do mầm có cơ năng sinh lý và cấu tạo đặc biệt như vậy cho nên chúng không cần ánh sáng mặt trời mà vẫn sinh trưởng được