Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác
- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…
- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.
Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.
Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .
+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.
1.Từ ''chẳng'' được lặp lại nhiều lần để thể hiện một cách sâu đậm hơn lời tâm sự , lời than thở về nỗi nhớ người chồng của nàng , giãi bày, bộc bạch , nói lên nỗi lòng của nàng trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc, một mình cô đơn vò võ chờ chồng từ chiến trận trở về.
2.
- Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này
- Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.
- Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
-Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày.
-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
Có lẽ dễ tưởng rằng nỗi lòng người vợ có chồng chinh chiến xa xôi là một nội dung văn chương phổ thông khắp nơi trên mặt đất, nhưng thực ra không phải vậy! Người da trắng thời La-mã viễn chinh tưng bừng, rồi trong năm sáu trăm năm nay lại viễn chinh tưng bừng. Bao nhiêu Tây chồng vượt đại dương đi đánh... thế giới, mỗi lần đi vừa xa vừa lâu, Tây lại rất chịu khó viết tiểu thuyết, thế mà văn học Tây không có tác phẩm lớn nào về nỗi mong mỏi chồng của bao nhiêu Tây vợ! Viễn chinh mà không vượt biển thì đến nay vẫn chưa ai phá nổi thành tích của người Mông Cổ. Không nghe nói văn học Mông Cổ có kiệt tác như Chinh phụ. Rồi người Tàu tuy không đi đánh thật xa như Tây hay Mông Cổ nhưng những cuộc nam chinh của họ cũng đáng kể lắm, Tàu viết lách càng chịu khó hơn Tây, thế mà thật đông đảo văn thi nhân cũng chỉ để lại một số bài thơ ngắn chứ không người nào viết ra được thứ gì như Chinh phụ...
Vào thời Đặng Trần Côn ở Bắc Hà nhiều giặc giã, hẳn ông đã lấy cảm hứng từ những lần chúa Trịnh sai tướng mang quân đi đánh dẹp. "Chàng" đi không xa không lâu tí nào, thế mà lòng "thiếp" cảm sâu sắc đến nỗi có văn nhân mượn đem viết thành tác phẩm kích thích được văn nhân khác làm nên kiệt tác để đời. A, ở đây hoàn cảnh bé cảm xúc lớn mới là hay, chứ hay hớm gì chuyện xảy ra ngược lại! Và hễ có cảm xúc lớn rồi, ta cứ việc vay "đồ Tàu" mà dựng lên một cái "khung" thật hoành tráng cho xứng, chứ ngại gì!
Dân tộc Việt Nam không chỉ trường thi mà còn trường ca về nỗi lòng chinh phụ: Hòn Vọng Phu của Lê Thương đấy. Lời ca mới vĩ đại sao, và hiển nhiên tương ứng với cảm xúc trong lòng người chứ không liên quan gì đến thực tế sử địa.
Tuy Chinh phụ phác họa một hình ảnh lứa đôi quý tộc, nhưng cái tâm sự của "thiếp" cơ bản vượt giai cấp, đại khái cũng chính là nỗi niềm của vợ lính quèn.
Cuối cùng, vì khúc ngâm diễn một tâm sự chứ không phải kể một câu chuyện, khi đọc ta chớ sốt ruột chờ diễn biến. Và vì tình cảm nhớ nhung thì nhớ rồi lại nhớ, nên khi gặp chỗ lặp lại ta cũng chớ phàn nàn... Hay nhất cho ta người đọc, là cố tận cảm những lời hết sức gợi cảm trong bản dịch thơ tuyệt tác của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích.
(4 câu đầu)
- Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước: hành động đi đi lại lại -> bước chân chậm chạp, trĩu nặng nỗi niềm chán ngán, chán trường của chinh phụ.
Bước chân này rất khác bước chân hăm hở Thúy Kiều:
- Săm săm đè nẻo Lam Kiều lần sang
- Săm săm băng lối vườn khuya một mình
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- “Ngồi rèm thưa””: Hết đứng lên lại ngồi xuống. -> Sự thấp thỏm và bất an, bồn chồn.
- “Rủ thác đòi phen”: hết buông ràm xuống lại cuốn rèm lên -> bồn chồn, hành động lặp đi lặp lại trong vô thức.
- “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”: Hết ngóng ra ngoài bức rèm để mong chờ tin tức tốt lành rồi lại: “Trong đèn dường đã có đèn biết chăng” thẫn thờ quay vào đối diện với ngọn đèn đơn độc. Chỉ có ngọn đèn là người bạn đồng hành duy nhất với người chinh phụ.
-> Những hành động này lặp đi lặp lại trong vô thức buồn chán, tẻ nhạt.
-> Trông mong đến khắc khoải, triền miên trong vô vọng.
-> Lo lắng, bất an, bồn chồn, mỏi mệt.
2. Thể hiện qua cách cảm nhận ngoại cảnh (8 câu tiếp theo)
* Ngọn đèn:
- Ngọn đèn được sử dụng nhiều để nói về nỗi nhớ mong, thao thức. Đây là hình ảnh quen thuộc, không còn xa lạ gì với văn học mỗi khi nhân vật cần bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm:
+ Ca dao: Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
=> Nỗi nhớ người yêu.
+ Chuyện người con gái Nam Xương: người vợ nhớ chồng nên chỉ bóng người trên tường, nói với con mình đó là bố nó. Bóng người trên tường là sự phản chiếu của ngọn đèn. -> Ngọn đèn diễn tả nỗi nhớ thương.
-> Ngọn đèn xuất hiện tự nhiên, không phải là hình ảnh mới mẻ. Nhớ thương không ngủ được nên thắp đèn -> thức cùng ngọn đèn
-> Ngọn đèn vô tri vô giác nhưng là người bạn duy nhất để người chinh phụ chia sẻ nỗi lòng “bi thiết” và “buồn rầu” của mình.
-> Vì vô tri vô giác nên chinh phụ rất đau khổ nhận ra rằng “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”. Vô tri vô giác nên không thể nào vỗ về, an ủi.
=> Càng thấm thía nỗi cô đơn cùng cực của chinh phụ.
=> Ngọn đèn song hành, đồng hành nhưng không thể chia sẻ được nên vẫn là hai thực thể tách rời. Không thể nào đồng cảm và sẻ chia tâm tư tình cảm với chinh phụ được.
- Nhắc đến hình ảnh “hoa đèn kia với bóng người khá thương”: hoa đèn soi bóng người cô đơn, tội nghiệp.
Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa. -> tàn kết lại đầu sợi bấc đèn cháy đỏ như cái hoa đèn
-> Trong số hàng trăm nghìn loài hoa đều khoe hương sắc thì có một loài hoa rất tội nghiệp. Đó là hoa đèn. Hoa đèn là dấu hiệu của dầu hao, bấc hỏng. Hoa đèn cho thấy ngọn bấc đã sử dụng nhiều, đến hao mòn.
-> chinh phụ đã thao thức rất lâu, từ đêm này sang đêm khác, triền miên và khắc khoải.
1. Thể thơ song thất lục bát.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
2. Hành động, việc làm: cuốn rèm lên, kéo rèm xuống, dạo từng bước, đối diện với ngọn đèn.
-> Tâm trạng bất an, lo lắng, rối bời.
3. Yếu tố ngoại cảnh: rèm, chim thước, ngọn đèn.
-> Tâm trạng người chinh phụ