K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2016

giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch và là ngày 16/4 dương lịch

16 tháng 4 2016

16/4

 

19 tháng 1 2020

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay." Biết ơn " mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

20 tháng 1 2020

Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau





11 tháng 12 2016
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
 
11 tháng 12 2016
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
 
 
 
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.
 
 
Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.
 
Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.

20 tháng 7 2016

 Các dạng đề tập làm văn về tác phẩm này là :

1. "Kể lại chuyện Người Con Gái Nam Xương" 
2. Phân tích tác phẩm Người Con Gái Nam Xương
3. Cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái nam xương"
4. Cảm nhận về tác phẩm người con gái nam xương.

5 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn nha..!!vui

21 tháng 5 2018
Ngay từ những câu thơ m ở đ ầ u bài thơ “Đ ồ ng chí”, Chính H ữ u đã lí gi ả i nh ữ ng cơ s ở hình thành tình đ ồ ng chí th ắ m thi ế t, sâu n ặ ng c ủ a “anh” và “tôi” – c ủ a nh ữ ng ngư ờ i lính cách m ạ ng: Quê hương anh nư ớ c m ặ n, đ ồ ng chua Làng tôi nghèo đ ấ t cày lên s ỏ i đá. Anh v ớ i tôi đôi ngư ờ i xa l ạ T ự phương tr ờ i ch ẳ ng h ẹ n quen nhau, Súng bên súng, đ ầ u sát bên đ ầ u, Đêm rét chung chăn thành đôi tri k ỉ . Đ ồ ng chí! Thành ng ữ “nư ớ c m ặ n đ ồ ng chua” và hình ả nh “đ ấ t cày lên s ỏ i đá”, gi ọ ng đi ệ u th ủ th ỉ tâm tình như l ờ i k ể chuy ệ n, c ùng ngh ệ thu ậ t sóng đôi, tác gi ả cho th ấ y tình đ ồ ng chí, đ ồ ng đ ộ i b ắ t ngu ồ n sâu xa t ừ s ự tương đ ồ ng cùng c ả nh ng ộ . H ọ là nh ữ ng ngư ờ i nông dân áo v ả i, ra đi t ừ nh ữ ng mi ề n quê nghèo khó – mi ề n bi ể n nư ớ c m ặ n, vùng đ ồ i núi trung du. Không h ẹ n mà nên, nh ữ ng ngư ờ i nông dân ấ y g ặ p nhau t ạ i m ộ t đi ể m: lòng yêu nư ớ c. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa v ụ công dân thúc gi ụ c h ọ lên đư ờ ng chi ế n đ ấ u. B ở i th ế nên t ừ nh ữ ng phương tr ờ i xa l ạ , m ọ i ngư ờ i “ch ẳ ng h ẹ n mà quen nhau”. Gi ố ng như nh ữ ng anh lính trong bài thơ “Nh ớ ” c ủ a H ồ ng Nguyên:”Lũ chúng tôi b ọ n ngư ờ i t ứ x ứ - G ặ p nhau t ừ h ồ i chưa bi ế t ch ữ - Quen nhau t ừ bu ổ i “m ộ t,hai” – Súng b ắ n chưa quen – Quân s ự mươi bài – Lòng v ẫ n cư ờ i vui kháng chi ế n”. Trong môi trư ờ ng quân đ ộ i, đơn v ị thay cho mái ấ m gia đinh, tình đ ồ ng đ ộ i th ay cho tình máu th ị t. Cái xa l ạ ban đ ầ u nhanh chóng b ị xóa đi. Sát cánh bên nhau chi ế n đ ấ u, càng ngày h ọ càng c ả m nh ậ n sâu s ắ c v ề s ự hòa h ợ p, g ắ n bó gi ữ a đ ồ ng đ ộ i cùng chung nhi ệ m v ụ và lí tư ở ng cao đ ẹ p: “Súng bên súng, đ ầ u sát bên đ ầ u”. Hình ả nh sóng đôi, các đi ệ p t ừ “súng”,”đ ầ u”, gi ọ ng đi ệ u thơ tr ở nên tha thi ế t, tr ầ m l ắ ng như nh ấ n m ạ nh tình c ả m g ắ n bó c ủ a ngư ờ i lính trong chi ế n đ ấ u. H ọ đ ồ ng tâm, đ ồ ng lòng, cùng nhau ra tr ậ n đánh gi ặ c đ ể b ả o v ệ đ ấ t nư ớ c, quê hương, gi ữ gìn n ề n đ ộ c l ậ p, t ự do, s ự s ố ng còn c ủ a dân t ộ c – “Quy ế t t ử cho T ổ qu ố c quy ế t sinh”. Và chính s ự đ ồ ng c ả nh, đ ồ ng c ả m và hi ể u nhau đã giúp các anh g ắ n bó v ớ i nhau, cùng s ẻ chia m ọ i gian lao thi ế u th ố n c ủ a cu ộ c đ ờ i ngư ờ i lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri k ỉ ”. T ừ gian khó, hi ể m nguy, tình c ả m trong h ọ đã n ả y n ở và h ọ đã tr ở thành nh ữ ng ngư ờ i b ạ n tâm giao, tri k ỉ , hi ể u nhau sâu s ắ c, g ắ n bó thành đ ồ ng chí. Hai ti ế ng “Đ ồ ng chí” k ế t thúc kh ổ thơ th ậ t đ ặ c bi ệ t, sâu l ắ ng! Nó như m ộ t n ố t nh ạ c làm b ừ ng sáng c ả đo ạ n thơ, là đi ể m h ộ i t ụ , nơi k ế t tin h c ủ a bao tình c ả m đ ẹ p mà ch ỉ có ở th ờ i đ ạ i m ớ i: tình giai c ấ p, tình đ ồ ng đ ộ i, tình b ạ n bè trong chi ế n tranh.
21 tháng 5 2018

https://www.elib.vn/cam-nhan-ve-7-cau-tho-dau-trong-bai-dong-chi-cua-chinh-huu-446058.html

22 tháng 9 2016

 Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: chiếc vali với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

30 tháng 7 2016

Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Phùng Khánh Linh, nhà nghiên cứa Vạt Lý học đang làm việc tại LonDon (Anh). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện Vật Lý cao cấp ở Anh  – nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế – giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiêt để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này – những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nguyên cứu Vật Lý học cao cấp tại học viện Hoàng Gia Anh, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Chuyên Lý ( Mỹ) . Nhận bằng tiến sĩ xuất sắc, tôi về nghiên cứu cho một viện khoa học. Hiện giờ, tôi là một thành viên chủ chốt của hội Liên Hợp tổ chức Khoa Học Quốc Tế. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí Thế giới Khoa Học trên tạp chí thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Khánh Linh đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực”.

7 tháng 10 2016

MẠNG

6 tháng 6 2016

Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, và được đăng báo. Trong truyện, Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng có lẽ biện pháp hay nhất, nổi bật nhất, thành công nhất chính là nghệ thuật miêu tả tâm trạng
Nhà văn đã sáng tạo tình huống truyện làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Kim Lân đã đặt ông Hai vào một tình huống bất ngờ và rất éo le. Ông Hai là 1 người rất yêu làng và tự hào về làng mình. Vậy mà, ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ miệng những người tản cư. Đó là 1 tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến cho ông rơi vào tâm trạng hết sức đau xót, tủi hổ.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế, sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, ý nghĩ, hành vi của nhân vật ông Hai. Đặc biệt, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật không phải trong 1 khoảnh khắc mà là 1 quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng. Nỗi bất hạnh lớn đổ xụp xuống đầu ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khiến ông sững sờ, choáng váng:” Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê tê, rân rân,…”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nửa tin nửa ngờ, “chả lẽ các bạn ở làng lại đốn đến thế chăng?” . Ông không dám ló mặt ra ngoài, lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến 2 từ “việt gian”, “cam nhông” là ông lại tự nhủ:” Thôi lại chuyện đấy rồi”. Khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi, ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn:” Biết đi đâu bây giờ, biết ở đâu chứa bố con ông mà đi bấy giờ”. Ông nghĩ hay là trở về làng. Nhưng ông ngay lập tức gạt bỏ ý nghĩ ấy vì:” Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống nô lệ”. Chính vì thế, ông đã quyết đinh 1 cách đau đớn nhưng dứt khoát:” Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”.

19 tháng 12 2018

Sự lạc quan, yêu đời của những người lính còn thể hiện trong cách họ đối mặt với những khó khăn và tinh thần vượt lên,làm chủ hoàn cảnh của họ.Xe không có kính, những cơn gió làm đôi mắt họ cay xè, bụi bẩn làm trắng xóa mái tóc của họ nhưng không làm lung lay tinh thần chiến đấu của họ.Ngược lại, những người lính còn nhìn những khó khăn ở khía cạnh hài hước, như một thú vui trong cuộc sống khố liệt. Họ nhìn những mái đầu trắng như mái tóc của người già, họ cùng nhau phá ra cười vì cách liên tưởng độc đáo ấy.

15 tháng 7 2017

vẻ đẹp của người lính đó khiến cho người khác phải quý trọng và rất là quý mến.vẻ đẹp đó ko lộ ra hình ảnh bên ngoài mà là vẻ đẹp về ý chí quyết tâm giết giặc khiến cho mn đều phải nể phục