Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a,+ núi cao bởi có đất bồi
núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu
+ trâu ơi ta bảo trâu này
trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
+ muôn dòng sông đổ biển sâu
biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn
+ núi cao chi lắm núi ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
+ sáng đi bóng hãy còn dài
trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn
1. Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
2. Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
3. Núi cao bởi có đất bồi,
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?
4. Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.
5.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt...
1. Miêu tả ; biểu cảm.
2.
-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
3.
+)Biện pháp nghệ thuật :
*Nhân hóa:
-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.
-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.
*So sánh:
- Quả dừa - đàn lợn con
TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.
-Tàu dừa - chiếc lược
TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.
4 .
Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?
Tham khảo
Qua bài thơ tác giả gợi liên tưởng đến những con người lao động của Việt Nam. Phẩm chất cao đẹp là nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…
tham khảo
qua bài thơ tác giả gợi liên tưởng đến những con người lao động của Việt Nam. Phẩm chất cao đẹp là nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…
Nguồn: VnDoc.com
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Bài thơ Cây Dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập: Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.
Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra..
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Mở đầu bài thơ, cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Với thủ pháp nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu" mềm mại. Tác giả đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ ( "dang" đối với "gật"), danh từ đối với danh từ ( "tay" đối với "đầu", "gió" đối với "trăng").
Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn - "Thân dừa bạc phếch thánh năm". Với từ "bạch phếch", một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã "bạc phếch" nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như "đàn lợn con". Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị.. Và có lẽ, cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ, hiếu động và ngỗ nghĩnh, Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao..
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Là một người yêu thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành nhiều thời gian để ngắm nhìn, để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật trong mọi khoảnh khắc - ngày, đêm. Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc:
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Nhưng có lẽ đẹp và sâu sắc hơn cả là hình ảnh cây dừa trong hai câu kết thúc. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Cái hay của bài thơ không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay, cái độc đáo của bài thơ còn là ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, Trần Đăng Khoa đã tái hiện một bức tranh đồng quê thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao.
Xuyên suốt bài thơ, cây dừa luôn được miêu tả trong sự gắn kết, sự hòa quện với thế giới thiên nhiên xung quanh:
Cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Không những thế "tiếng dừa" còn làm cho cái nắng oi bức trong ngày hè cũng dịu lại:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bài thơ "Cây dừa" được trần Đăng Khoa viết khi anh còn là một cậu bé, nhưng những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm qua hình ảnh cây dừa lại là sự đúc kết của một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam. Qua ngòi bút của Khoa, cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: Nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm.. Đồng thời, bài thơ cũng là một minh chứng cho năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
bn đăng câu hỏi đến 2 lần ???