Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".
Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.
Thân đoạn:
- Cách tham gia giao thông của học sinh:
+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.
+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.
+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.
+ ....
- Văn hóa giao thông:
+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.
+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.
+ ...
- Hậu quả:
+ Gây tai nạn cho bản thân.
+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)
+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.
+ ...
- Giải pháp:
+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.
+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.
+ ...
- Mở rộng:
+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.
- Thực trạng:
+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.
=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".
+ Vượt đèn đỏ trái phép.
+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.
=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.
* Giống nhau:
- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.
* Khác nhau:
- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.
- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.
NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…
tham khảo
Vấn nạn ứng xử khi tham giao thông của nước ta hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Tình trạng kẹt xe tắc đường ở các thành phố lớn khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng ùn tắc khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, văn hóa của người tham gia giao thông không tốt vẫn còn tình trạng đi ẩu lạng lách, đánh võng, không chịu chờ đèn tín hiệu mà cứ đi bừa, làm cho tình trạng tai nạn giao thông gia tăng chóng mặt. Biết bao vụ tai nạn thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ ở nước ta.
Trung bình mỗi ngày tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của 23 con người (Theo số liệu thống kê của năm 2016). Tai nạn giao thông đang là căn bệnh nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch nào. Nó cần phải được giải quyết và giảm tải một cách tối đa để làm an lòng người dân.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn giao thông đó chính là do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém đường phố phát triển không kịp với tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Đó là chưa kể tình trạng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công làm cho công trình trở nên kém chất lượng, cầu đường không đạt tiêu chuẩn như trong văn bản quy định, dẫn tới sập cầu, lún, nứt đường.
Do các nhà máy xí nghiệp, các công ty, bệnh viện, trường đại học thường tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh khiến cho người dân từ mọi địa phương đều đổ dồn ra thành phố để sinh sống, làm ăn, làm cho mật độ dân cư của thành phố lớn trở nên quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân
Bên cạnh đó, tai nạn giao thông gia tăng cũng do phần lớn là ý thức người tham gia giao thông không nghiêm túc thi hành luật pháp đặt ra, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, đèo ba bốn người trên một chiếc xe máy là mất an toàn giao thông gây nên tai.
Một số bộ phận không nhỏ những thanh niên, những học sinh sinh viên còn trẻ người non dạ thường thích thể hiện mình muốn mình trở thành anh hùng xa lộ, thường đi xe lạng lách, đánh võng rồi va quệt vào người khác gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông khiến cho các nhà chức trách, nhưng cơ quan an ninh vô cùng đau đầu khi xử lý.
Hiện tượng đi ẩu là gì? Là hiện tượng người tham gia giao thông không chịu chấp hành tuân thủ đèn tín hiệu, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi đánh võng không nghiêm túc trở quá tải quy định
Để giải quyết tình trạng đi ẩu này chúng ta cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh với những người tham gia giao thông có hành vi đi lại thiếu nghiêm túc, đánh võng, vượt đèn đỏ, tổ chức đua xe trái phép…
Khi tham gia giao thông mọi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng tài sản của mình, cũng như bảo vệ tính mạng tài sản của người khác, không được coi thường mạng sống, đi xe liều mạng bất chấp nguy hiểm, để xảy ra những tai nạn đáng tiếc
Để giải quyết vấn nạn kẹt xe chúng ta nên tăng cường các đường trên cao, phân làn đường đúng quy định, không nên mở nhiều ngã ba ngã tư. Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình khi cầm lái.
Về lâu dài chúng ta cần di chuyển bớt bệnh viện, các trường đại học khu công nghiệp ra vùng ngoại thành và về các tỉnh thành khác tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân các địa phương, để người dân không cần phải đổ dồn ra thành phố vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm, học hành, chữa bệnh, như thế sẽ giảm lượng dân đổ ra thành phố sinh sống
Vấn nạn đi ẩu, tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động nóng hơn bao giờ hết để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự chung tay xây dựng của rất nhiều ngành, và đòi hỏi mỗi người dân phải tự ý thức với chính mạng sống của mình.
Tham khảo nha bạn
* Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Song dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
1. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Yêu cầu: trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học của học sinh hiện nay.
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.
- Phương pháp lập luận chính : giải thích, phân tích, bình luận.
2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
- Luận điểm 1: Giải thích khái niệm về tinh thần tự học.
- Luận điểm 2: Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Luận điểm 3: Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.
* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...
- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn
Playvolume00:00/01:00VIETNAM-TEMPLES OPTIMIZEDTruvid
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
4. SƠ ĐỒ TƯ DUY NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
ĐOẠN VĂN NGẮN 200 CHỮ BÀN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
Đoạn văn số 1:
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.