K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2017

cầu mong cho bn thi được kết quả như ý muốn

25 tháng 2 2017

mong bạn thi tốt nhé!

6 tháng 10 2017

Vai trò của sụn tăng trưởng là làm dài xương , sụn này ở 2 đầu xương , sụn này tăng trưởng làm cho xương này dài ra để tăng trưởng chiều cao . Nếu 2 đầu sụn này không tăng trưởng nữa thì dù có tập luyện hay thêm canxi trong thực đơn hàng ngày xương cũng cũng không dài ra được nữa , chiều cao đứng lại không cao thêm được nữa . Có tăng trưởng chiều cao được hay không là nhờ sụn tăng trưởng này ở 2 đầu xương có còn tăng trưởng hay không .

6 tháng 10 2017

Vai trò của sụn tăng trưởng là làm dài xương , sụn này ở 2 đầu xương , sụn này tăng trưởng làm cho xương này dài ra để tăng trưởng chiều cao . Nếu 2 đầu sụn này không tăng trưởng nữa thì dù có tập luyện hay thêm ca n xi trong thực đơn hàng ngày xương cũng cũng không dài ra được nữa , chiều cao đứng lại không cao thêm được nữa . Có tăng trưởng chiều cao được hay không là nhờ sụn tăng trưởng này ở 2 đầu xương có còn tăng trưởng hay không .

24 tháng 10 2017

Cấu tạo tim:

Tim là một cơ quan của hệ thống cơ, được tạo thành bởi một loại cơ đặc biệt được gọi là cơ tim.

Ở bên ngoài tim (và một phần đầu của những mạch máu lớn) được bao phủ bởi một chiếc túi có 2 lớp làm từ mô liên kết gọi là màng ngoài của tim.

Ở giữa 2 lớp màng ngoài tim có chứa một lượng rất nhỏ chất lỏng dạng nước có nhiệm vụ bôi trơn để giúp giảm ma sát giữa 2 lớp màng và với các bộ phận xung quanh khi tim co và giãn.

Bên trong tim được lót bởi một lớp biểu mô khá mịn, được gọi là màng trong tim, có nhiệm vụ giúp giảm ma sát giữa máu và vách tim, ngăn ngừa đông máu và sự hình thành các cục huyết khối trong tim.

Cấu tạo hệ mạch:

Mạch máu trong cơ thể thường được chia ra làm 3 loại là động mạch, tĩnh mạch (còn gọi là ven) và mao mạch.

Động mạch và tĩnh mạch đóng vai trò như những chiếc ống, có nhiệm vụ vận chuyển máu trong cơ thể một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Khác với động mạch và tĩnh mạch, chức năng của hệ thống mao mạch không phải là vận chuyển máu mà là trao đổi chất, oxy và CO2 giữa máu và các mô.

Biện pháp:

- Ăn uống thanh đạm

- Vận động nhẹ nhàng

- Hạn chế ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao,...

24 tháng 10 2017
  • Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
  • Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
24 tháng 10 2017

Bài tham khảo

  • Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
  • Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.Chúc bạn học tốt!
1 tháng 5 2017

1.Gây sự lệ thuộc về mặt thể chất hoặc về mặt tâm lý:
Hay nói ngắn gọn là bị nô lệ. Người nghiện nếu đã quen dùng khó lòng ngưng, không sử dụng chất gây nghiện. Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ thuộc cả hai, thể chất và tâm lý. Về mặt tâm lý, người nghiện luôn có sự ham muốn không kềm chế được là phải sử dụng ma túy. Còn về mặt thể chất, nếu quen dùng mà lại ngưng, không sử dụng tiếp, sẽ bị các rối loạn mà từ chuyên môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như bị tiêu chảy, ói mữa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn... làm người nghiện đau đớn khổ sở không chịu được phải tiếp tục dùng ma túy, thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền mua ma túy.

2.Có khuynh hướng phải tăng liều:
Tức là, người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạt được tác dụng mong muốn. Thí dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cần sa trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút cả một hai chục điếu cần sa trở lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê". Không những thế, người nghiện không chỉ tăngliều mà còn thay đổi chất gây nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoái cảm. Và đây chính là mối nguy hại luôn chờ đón người tập tành sử dụng chất gây nghiện.

8 tháng 5 2017

bệnh lậu

bệnh giang mai

25 tháng 9 2017

- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

25 tháng 9 2017

Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.

Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:

- Khi gặp phải một cú sốc cao như sốt, mất máu hay mất nước quá nhiều, hồi hộp,...

- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, trà, cà phê,...)

- Do một số loại vi rút, vi khuẩn gây nên.

- Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

16 tháng 9 2018

Cơ thể con người giống như một cỗ máy. Nó cần nguồn năng lượng để vận hành. Các loại “nhiên liệu” để cơ thể “vận hành” chính là các loại vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết khác. Có rất nhiều loại khoáng chất. Mỗi loại khoáng chất có những vai trò khác nhau trong cơ thể.
1. Natri
Đây là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho dẫn truyền thần kinh, cân bằng dịch thích hợp và co cơ. Bạn có thể nhận được natri từ nước tương đậu nành, muối ăn và một số loại rau.
2. Canxi
Canxi cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của xương và răng. Bên cạnh đó, bạn cần canxi cho sự co và giãn cơ, điều tiết huyết áp, hoạt động thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm sữa, các loại cá rất giàu canxi.
3. Phốtpho
Bên cạnh việc tăng cường xương và răng, loại khoáng chất này cũng giúp cân bằng axit trong cơ thể. Các sản phẩm thịt gia cầm, thịt và sữa duy trì sự cân bằng loại khoáng chất này trong cơ thể.
4. Magiê
Các loại hạt, rau lá xanh, hải sản, sôcôla đen, đồ uống mạnh (có chứa cồn) rất giàu magiê. Để có hệ miễn dịch và thần kinh khỏe mạnh hơn, magiê là khoáng chất tốt nhất bạn cần.
5. Sắt
Đây là một loại khoáng chất vi lượng tương đối cần thiết với số lượng nhỏ so với các khoáng chất chính. Sắt cần thiết để tạo các tế bào hồng cầu mang oxy tới khắp cơ thể. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng và tốc độ chuyển hoá, sắt cũng rất cần thiết. Hoa quả khô, thịt gia cầm, hải sản, rau lá xanh, v.v… là những nguồn sắt cần thiết cho cơ thể.
6. I-ốt
I-ốt là loại vi khoáng chất giúp cho cơ thể phát triển đúng cách và giúp bạn chuyển hoá tốt hơn. Hải sản, muối, các sản phẩm sữa… là nguồn i-ốt phong phú.
7. Kẽm
Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai vì nó giúp bào thai phát triển tốt. Cùng với tác dụng tăng cường miễn dịch, loại khoáng chất này còn tăng cường ham muốn tình dục, sản sinh tinh trùng và phát triển chung của cơ thể. Các loại rau, ngũ cốc toàn phầm, thịt gia cầm… rất giàu kẽm.
vì vậy ta nên cần ăn uống đầy đủ để có đủ các chất khoáng