K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ

2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước

3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo

4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc

5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta

21 tháng 12 2018

1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước

Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người  đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.

2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?

Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt

3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?

Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...

4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?

Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.

5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta

k nhé

Đề cương cho các bẹn cần dùngThời gianSự kiện lịch sử1/9/1858Thực dân Pháp nổ sung mở đầu cuộc xâm lược nước ta5/6/1911Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở bến cảng Nhà Rồng với tên Văn Ba3/2/1930Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 19/8/1945Cách mạng tháng Tám thành công hoặcCuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công2/9/1945Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc...
Đọc tiếp

Đề cương cho các bẹn cần dùng

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1/9/1858

Thực dân Pháp nổ sung mở đầu cuộc xâm lược nước ta

5/6/1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở bến cảng Nhà Rồng với tên Văn Ba

3/2/1930

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

 

19/8/1945

Cách mạng tháng Tám thành công hoặc

Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công

2/9/1945

Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

19/12/1946

Phát động Toàn quốc kháng chiến

1947

Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông

1950

Chiến dịch biên giới Thu - Đông

 

Nhân vật lịch sử      

Hoạt động yêu nước

Trương Định

Không tuân lệnh vua,phất cờ Bình Tây, lãnh đạo nghĩa binh chống thực dân Pháp

Nguyễn Ái Quốc

Chủ trì hội nghị hợp nhất 3 cộng sản đảng thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Tất Thành

Ra đi tìm đường cứu nước

Nguyễn Trường Tộ

Dâng lên vua Tự Đức nhiều bản tường trần ,mong muốn canh tân đất nước

La Văn Cầu

Chặt đứt cánh tay phải để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch năm 1950

 

3.Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước,nỗi thống khổ của nhân dân,có chí đánh đuổi Pháp

-Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành

+Xem người nước ngoài làm thế nào để giúp đỡ đồng bào mình

+Tìm ra con đường cứu dân,cứu nước phù hợp vói hoàn cảnh nước ta

4.Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đảng

Lí do:để tăng thêm sức mạnh của cách mạng

Địa điểm: Hồng Công,Trung Quốc.Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì

Kết quả hội nghị:

- Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đảng thành 1 tổ chức cộng sản duy nhất,lấy tên là đảng cộng sản Việt Nam

-Đề ra đường lối cách mạng nước ta

4.Cuối bản tuyên ngôn độc lập,Bác thay mặt ND việt Nam khẳng định

-Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập

-Nước Việt Nam đã là 1 nước tự do,độc lập

-Nhân dân Việt Nam quyết tâm  bảo vệ và giữ vừng quyền tự do và độc lập ấy

T_T                       

6.Từ năm 1858-1945,nhân dân ta chống thực dân Pháp lần thứ nhất

Từ năm 1945,ND cả nước vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ

Từ năm 1945-1954,ND ta chống thực dân Pháp lần thứ hai

7.

 

    Chiến dịch Việt Bắc thu-đông

 

Chiến dịch Biên giới thu-đông

Pháp chủ động tấn công

Quân ta chủ động tấn công

 

Mục đích

-Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta

-Mau chóng kết thúc chiến tranh

-Giải phóng 1 phần biên giới

-Củng cố,mở rộng căn cứ địa Việt Bắc

-Khai thông đường liên lạc quốc tế

 

 

 

 

Ý nghĩa

-Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn

-Bộ đội chủ lực của ta không bị tiêu diệt;trưởng thành hơn trong chiến đấu,đưuọc trang bị thêm nhiều vũ khí

-Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch bị thất bại

 

-Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố, mở rộng

-Khai thông đường liên lạc quốc tế

-Phá tan kế hoạch khóa cửa biên giới của địch

Ta nắm được quyền chủ động trên chiến trường,đẩy địch vào thế bị động

 

1

thanks mik đang cần

23 tháng 12 2018

các bạn giúp mình với ><

23 tháng 12 2018

the hien bac hotat dung cam lo lang cho dan da hi sinh cho dat nuoc

6 tháng 5 2018

Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

6 tháng 5 2018

Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

 

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

24 tháng 1 2018
Nước ta sau năm 1945 phải đương đầu với cả thù trong giặc ngoài.Nhưng ngoại xâm vẫn là vấn đề quan trọng nhất nó liên quan đến độc lập chủ quyền của dân tộc nên ta cần phải giải quyết triệt để.Ví dụ như ta đã hòa hoãn với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước bằng hai hiệp định sơ bộ và tạm ước.Thay vì phải đối đầu với cả Pháp và Tưởng thì nay ta chỉ còn đấu với Pháp ta sẽ dễ dàng tiến hành kháng chiến lâu dài (lịch sử đã chứng minh đây là một quyết định cực kỳ sáng suốt của Bác).Chính vì thế ta mới có cơ hội xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh và sau này đã giáng cho Pháp những đòn thất điên bát đảo.Pháp đem quân ra bắc thì lực lượng ở miền nam sẽ ít đi và phân tán trên toàn chiến trường rất có lợi cho cách mạng.Vả lại sau chiến tranh thế giới II Pháp bị tổn thất nặng nề nên sẽ khó đổ thêm chi phí vào Việt Nam lực lượng chi viện sẽ khó có thể bù đắp được thiếu hụt này.
29 tháng 6 2018

1.Bác Hồ nói: ''Tôi nói đồng bào nghe rõ không?''

2.- Kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

- Một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Độc lập".

3.Tuyên ngôn độc lập đã ra đời vào ngày 02/09/1945, một bước tiến mới cho đất nước Việt Nam, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam đó là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác, là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Bác. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân như Bác đã từng nói "…nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".

4. Sáng mồng hai tháng chín

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.