Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có rất nhiều, xuống xem nha:
*Câu hỏi sách giáo khoa
1. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu vàng
Mặc dù rất yêu thương con chó Vàng, nhưng lảo Hạc cũng phảibán đi vì không nuôi nối nó và sợ tiêu lạm vào số tiền lâu nay lão dành dụm cho đứa con trai, đứa con vì nghèo mà phẫn chí bỏ làng đi:
Nỗi đau của người cha bất hạnh này là ở chỗ đó.
Lão Hạc toan tính mãi, dằn vặt mãi và do dự mãi mới quyết định gọi người tới bán.
Khi chuyện trò với ông giáo về việc bán con chó Vàng, lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước... Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhãn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo uể một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc... Lão Hạc cứ day dứt, ăn năn mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Nhũng chi tiết miêu tả bộ dạng, cứ chỉ của lão lúc ấy cho thấy nội tâm của lão đang đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực.
Tình cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng là sự thể hiện gián tiẽp tình yêu thương sâu nặng của lão đối với con trai. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc ở nhà đợi con về luôn mang tâm trạng day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão ân hận thấy mình có lỗi vì không lo liệu nổi cho con. Lão cố tâm dành dụm đế khỏa lấp mặc cảm ấy! Do vậy, dù rất thương cậu Vàng nhưng đến nỗi này thì lão cũng phải bán, vì không muốn tiêu phạm vào đồng tiền và mảnh vườn mà lão cố giữ cả cho con trai. Việc phải bán cậu Vàng cho thấy tình thương con của lão Hạc sâu nặng biết bao.
2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Suy nghĩ về tình cảnh cùng đường và về bán chất, tính cách của lão qua những điểu lão thu xếp nhờ cậy "ông giáo" rồi sau đó tìm đến cái chết
Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác.
Qua những điều lão Hạc thu xếp và nhờ cậy " ông Giáo " , ta thấy lão là người cấn thận, chu đáo, hay suy nghĩ và nhận biết rõ tình cảnh của mình khi đó. Lão đau đáu một nỗi lo không giừ được ba sào vườn cho con trai. Lão tự trọng, không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”.
3. Thái độ, tình cảm của "ông giáo" dối với lão Hạc
Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp dỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm dáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lảo Hạc.
Đến lúc hiểu ra đó chĩ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.
4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó đế định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn cùa lảo Hạc '‘ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Ông giáo cảm thấy: “Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” vì lâu nay ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc, đâu ngờ “bần cùng sinh dạo tặc” “đến lúc cùng Lão cũng có thể làm liều như ai hết”.
Nhưng đó chỉ là hiểu lầm. Lão Hạc xin bả chó là đế tự kết liều dời mình. Cái chết đột ngột càng làm sáng đẹp thêm những phẩm chất đáng quý của lão. Vì vậy, ông giáo cảm thấy: “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn” ( vì cuộc đời vẫn còn những con người đáng quý thà chịu chết vật vã đau đớn mà không làm phiền lụy con cái, láng giềng). Sở dĩ ông giáo lại nghĩ: “nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là vì trong cuộc đời ấy, những con người lương thiện như lão Hạc không có đất sống, cái giá của người gìn giữ nhân cách đã được nhà văn thế hiện một cách thành công.
5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện
a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc:
Nhà văn Nam Cao rât điêu luyện trong việc xây dựng nhân vật lão Hạc. Bằng phương pháp đối lập, nhà văn tạo vé bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cấm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa. nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng.
b) Cách dựng truyện
Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách nhân vật. Anh con trai vì nghèo đói bỏ làng ra đồn điền cao su kiếm tiền Lão Hạc ở nhà chăm sóc con chó của con như một kỉ vật. Rồi do bệnh tật, thất nghiệp, đói kém, lão phải bán chó. Vẫn đói kém do sợ tiêu mất tiền dành dụm, mất vườn của con nên lão gửi tiền và văn tự bán vườn cho ông giáo. Lão xin bả chó của Binh Tu để tự tử. Cái chết đột ngột của lão để giải quyết mâu thuẫn giữa tình thương con và sự đói nghèo. Việc lão xin bả chó của Binh Tư tạo sự hiẽu lầm hấp dẫn làm cho hình ảnh lão Hạc sau đó, khi mọi việc được hiểu đúng, sáng đẹp hơn biết bao lần...
c) Ngôn ngữ của truyện
Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
6. Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...".
Suy nghĩ cúa ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Đây đúng là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà vàn Nam Cao.
7.Cảm nhận về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc
Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Lấp lánh trong từng trang văn ấy là vẻ đẹp tâm hồn cao quý. lòng tận tụy hi sinh vì người thân ruột thịt của con người lam lũ, cùng khổ nhưng rất đáng kính trọng ấy.
Nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách: của hoa sen nở cánh trong bùn, của con cò lộn cố xuống ao dù chết cũng muốn chết trong sạch.
*Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .
Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.
Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!
Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.
*Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.
Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.
Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.
Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.
Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.
Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?
Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.
Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh khỏng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.
*Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Tick nhaChúc bạn học tốt
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm :
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
Chị Dậu người đàn bà đảm đang , nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng , hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng .
* Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.
* Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.
Thấy hay thì tick cho mk nha mọi người...
An-déc-xen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc, huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ.
Khi đọc truyện ” cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơ- những thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.
Với lối viết nhẹ nhàng bay bổng An-déc-xen đã trở thành nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà. Hình tượng ngọn lửa diêm sẽ mãi ám ảnh trong lòng độc giả về những khát vọng bình dị, giản đơn mà vô cùng đẹp đẽ của những đứa trẻ bất hạnh khơi dậy trong lòng ta về lòng yêu thương con người để xã hội càng trở nên tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Kha Sơn ngày ấy còn có những khu rừng kín đáo những ngôi đền chùa - nơi thờ phụng linh thiêng của nhân mà chân tay kẻ thù ở làng xã phải dè dặt mỗi khi đi lùng sục. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để bảo vệ an toàn cho cơ quan, cán bộ của Đảng, cũng vì thế mà 1940 - 1942 cán bộ của TW và sứ uỷ Bắc Kỳ thường xuyên qua lại dùng nơi đây làm nơi tổ chức, bồi dưỡng huấn luyện, truyền đạt nghị quyết của TW, là nơi để hoạt động, in ấn tài liệu và cùng ở điều kiện ấy con người Kha Sơn đã giác ngộ cách mạng; Là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Phú Bình là những địa điểm để liên lạc và hoạt động cách mạng thuận lợi. ngon cờ khởi nghĩa dành chính quyền của huyện Phú Bình cũng bắt đầu từ mảnh đất này. Với những sự kiện ấy Kha Sơn ATKII đã được Bộ văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1997 gồm có 7 địa điểm:
* Nền nhà ông Cao Nhật: Trong thời kỳ chính pháp cuối năm 1938 Kha Sơn mới chỉ có ông Nguyễn Văn Nội được giác ngộ đi theo cách mạng. Ông Nguyễn Văn Nội ra vận dụng Lê Sỹ Ký, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Mười ra nhập hội thanh niên phản đế. Đến năm 1939 nhóm thanh niên phản để nói trên trở về làng Kha Sơn hạ tiến hành giác ngộ vận động, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Sứ, Lê Phương, Nguyễn Hữu Tài và một số người khác đi theo cách mạng và từ đó Kha Sơn có nhiều gia đình nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ cán bộ, có gia đình cả cha mẹ anh em vợ chồng đều tham gia cách mạng: Vì như vậy nên nhà ông cao nhật (nay còn nền) là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình.
* Rừng mấn, rừng rác: tháng 9/1940 Pháp tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ Bắc Kỳ các cao sở mặt trận phản đế xã Kha Sơn bí mật vận động quyên góp vũ khí, gạo muối; Tháng 5/1941 đoàn cán bộ TW từ kha sơn đi dự hội nghị TW lần thứ 8, tháng 8/1945 trở về cũng dừng chân tại đây. Để thuận lợi cho hoạt động cách mạng khu an toàn khu 2 được thành lập vùng giáp danh thuộc huyện hiệp hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên). Kha Sơn là một trong các yếu địa của ATKII, Kha Sơn là nơi huấn luyện đào tạo cho cán bộ quân sự bổ xung cho các Đảng bộ Bắc Kỳ để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8, cuối năm 1943 tại Rừng Mấn, TW đã mở lớp huấn luyện quân sự chính trị cho 13 cán bộ thuộc các tỉnh Bắc Bộ từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Nhiều cuộc họp quan trọng, các hội nghị quân sự và phổ biến chỉ thị ngày 12/3/1945 Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đều diễn ra ở Kha Sơn. Và cũng tại rừng Rác tháng 4/1943 đồng chí Ngô Thế Sơn cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ đã thành lập tổ Trung Kiên và cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên tháng 7/1943 cho 3 đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Nguyễn Cao Nhật, Nguyễn Văn Xứ.
Rừng Mấn, rừng Rác là nơi liên lạc, đưa đón cán bộ công tác, nơi tổ chức tập huấn, huấn luyện cán bộ do TW tổ chức.
* Chùa Mai Sơn, Chùa Kha Sơn hạ (Chùa Ca): là nơi đặt cơ quan ấn bát (bao gồm cả biên tập báo cờ giải phóng), biên tập sách và in ấn. Còn chùa Kha Sơn hạ là nơi cất dấu các tài liệu đã in xong chờ chuyển về tỉnh và các nơi.
* Đình Kha Sơn thượng: Trong những năm từ 1942 - 1945 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, thường vụ Trung ương thường qua lại Kha Sơn để chỉ đạo phong trào và kiểm tra Hội của TW tại ATKII cuộc của địch vào tháng 10/1944 gây tổn thất lớn một số cán bộ xã và của trên bị bắt tra tấn tù đầy, một số cơ sở bị phá vỡ, một số tài liệu của Đảng rơi vào tay địch. Đảng bộ Kha Sơn đã rút ra bài học và có kinh nghiệm. Hơn lúc nào đình chùa là điểm linh thiêng và là nơi cán bộ thường qua lại để họạt động mà đình Kha Sơn thượng là nơi các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh thường xuyên qua lại.
* Đình Kha Sơn hạ:
Ngày 13/3/1945 cán bộ nhận được chỉ thị của TW, sáng 14/3/1945 lệnh khởi nghĩa truyền đến Kha Sơn hạ (Chùa Ca) sôi sục tràn ngập làng xóm. 9h ngày 14/3/1945 Kha Sơn thượng nhận lệnh khởi nghĩa; ngày 15/3/1945 làn sóng khởi nghĩa đến Mai Sơn. Cuộc kháng chiến thắng lợi là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ giành chính quyền của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 14/3/1945 tại đình Kha Sơn Hạ trở thành nơi thành lập chính quyền đầu tiên của xã Kha Sơn.
Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. Mẹ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!
Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.
Em và An không ở cùng khu tập thể, thế nhưng ngay từ khi đi học lớp một chúng em đã rất thân nhau. Chúng em ngồi cùng bàn, mặc những bộ quần áo giống nhau và mỗi buổi đi học về chúng em lại cùng nhau đi chung một con đường, bạn An thường chia tay em trước bởi nhà bạn gần trường hơn nhà em. Song có một điều đã giúp chúng em thân nhau hơn là bởi chúng em rất ham học. Sau giờ học ở trường, chúng em lại đến nhà nhau để ôn bài và cùng nhau giải những bài toán khó. Bạn An của em rất xinh, trái ngược với nước da bánh mật của em thì bạn lại có nước da trắng mịn, lúc nào cũng phơn phớt hồng như được đánh một lớp phấn mỏng. Nhất là vào những ngày hè da của bạn lại càng như đẹp hơn. Bạn còn có khuôn mặt tròn bầu bĩnh trông rất đáng yêu, chiếc mũi nhỏ nhắn thẳng tắp trông thật thanh tú, cặp môi đỏ tươi như vừa được thoa son. Nụ cười của bạn cũng rất tươi, mỗi khi bạn cười lại khoe chiếc răng khểnh rất duyên. Chơi với nhau đã khá lâu, ấy vậy mà lúc nào nhìn thấy bạn em cũng thấy bạn thật xinh thật đáng yêu. Bạn An của em còn có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường có văn nghệ bạn An lại tham gia. Trong buổi ca nhạc giọng hát của An luôn được các bạn trong trường yêu thích và thường tặng cho bạn những tràng pháo tay to nhất. Hơn thế, An còn là một người rất tình cảm, em nhớ có lần bị ốm em phải nghỉ học mấy ngày, An đến mang vở về chép bài hộ em sau đó bạn còn đến giảng lại bài cho em hiểu. Và có lần em bị đau chân không tự mình đi học được, An cũng đến giúp em đi. Về vấn đề học hành thì em và An mỗi đứa lại có một sở trường riêng. An thì đam mê các môn tự nhiên, còn em thì thích học Văn. Và một câu chuyện đã xảy ra như thế này. Hôm đó có tiết bài tập Toán, ấy vậy mà tối hôm trước do mải mê xem phim hoạt hình em không kịp làm hết bài tập, đến lớp em rất lo lắng, lỡ đâu cô giáo lại gọi lên kiểm tra vở thì em sẽ bị điểm kém. Thế là em đành đánh liều mượn vở của An với ý định chép bài. Em cứ tưởng An sẽ vui vẻ cho em mượn vì chúng em là bạn thân của nhau cơ mà. Nhưng thật bất ngờ An đã không đồng ý và bạn nói:
- Mk ko muốn bạn trở thành người không trung thực.
Lúc đó đang lo lắng về chuyện bị cô phạt nên em rất tự ái, sau buổi học đó em không đợi bạn về cùng. Ngay buổi chiều hôm đó An xuống nhà em chơi. Bạn vui vẻ gọi em ra và sau khi nghe bạn phân tích em hiểu bạn đã đúng. Việc mượn vở bạn để chép bài là sai. Em thầm cảm ơn vì An đã giúp em hiểu hơn về lòng chân thực. Chúng em lại chơi thân với nhau như xưa. Ngay chiều hôm đó em và Lan rủ nhau đi ăn chè món chè mà em với bạn rất thích. Hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi, em đã xin phép bố mẹ An cho bạn về cùng. En và An vô cùng sung sướng khi được bố mẹ An đồng ý. Thế là chúng em lại có những ngày hè ở bên nhau và thời gian dường như càng giúp em và Lan hiểu nhau ơn, yêu quý nhau hơn.