Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày hôm nay vui quá
Không khí thật tưng bừng
Ngày nhà giáo Việt Nam
Hai mươi tháng mười một
Ngôi trường em thân yêu
Như vừa thay áo mới
Lá cờ bay phấp phới
Lừng lẫy trên trời cao
Các cô và các thầy
Áo dài trông thật đẹp
Thôi mik lười lắm
Đảm bải ko chép mạng 100%
MỘT THỜI KHÓ QUÊN
Giờ chơi trẻ nhỏ nô đùa
Mình ngồi nhớ lại bao mùa hè qua
Ngôi trường ân nghĩa đậm đà
Biết bao thế hệ đi ra thương trường
Thầy cô nối tiếp tình thương
Chèo đò đưa đón dẫn đường cho đi
Uốn nắn dạy dỗ từng ly
Còn bắt quỳ gối mỗi khi la rầy
Tuổi thơ tôi học ở đây
Giờ thành cô giáo lại quay trở về
Mĩm cười sung sướng tràn trề
Biết bao kỷ niệm quay về tuổi thơ
Hướng dẫn
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
ko phải vậy nhé mà bạn đấy đang bắt đầu học để chuẩn bị cho kì thi lớp 10 năm sau nha ! anh phạm
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Nếu hỏi rằng, tình cha mẹ dành cho con cái to lớn như thế nào, thì rõ ràng, không một tính từ nào hay bất kể điều gì trên thế gian này có thể đánh đổi hay so sánh được. Đó là những hi sinh thầm lặng, cao cả và kiên trì, cần mẫn suốt cả đời người, đó là những hi sinh không mong sự đền đáp.
Sau đây là một số câu chuyện cảm động về những hi sinh cao cả của cha mẹ dành cho con cái của mình khiến ai nghe qua cũng phải rơi nước mắt.
Mẹ ung thư quyết tâm hy sinh tính mạng để cứu lấy đứa con trong bụng
Một cặp vợ chồng trẻ đang vô cùng hạnh phúc vì sau 5 năm trời cố gắng, cuối cùng họ đã có con đầu lòng. Bất hạnh xảy đến khi vào tháng thứ 5 của thai kỳ, người mẹ phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn cuối. Dù rất đau khổ, nhưng cô vẫn quyết tâm cứu lấy đứa con của mình.
Sau khi được chăm sóc 2 tháng ở bệnh viện, các bác sỹ bệnh viện 175 đã quyết định phẫu thuật để lấy đứa bé ra với hy vọng vô cùng mong manh. Sau hàng tiếng đồng hồ đấu tranh với tử thần, dù sức khỏe người mẹ rất yếu, bé sinh non đã ra đời khỏe mạnh.
Nhìn hình ảnh người mẹ lặng lẽ rơi nước mắt sau ca mổ thành công, không một ai trong ê-kíp các bác sĩ kìm được nước mắt. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa, nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời , cô được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Tuy nhiên, thực chất đây là một phim ngắn "Con phải sống" tái hiện lại dựa trên một câu chuyện có thật, nằm trong loạt phim tài liệu Khoảnh khắc sinh tử do Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên, chi nhánh TP HCM sản xuất. Dù đây là phim, là tái hiện lại câu chuyện, thế nhưng, những ý nghĩa đầy tính nhân văn, và cả câu chuyện có thật về tình mẫu tử cao cả đã như một lời thức tỉnh đến mọi người về công lao sinh thành, dưỡng dục mà cả cha mẹ, cả gia đình dành cho mình. Câu chuyện thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình mẫu tử có thể vượt qua tất cả, kể cả cái chết.
Cha lấy thân làm "bao cát" để kiếm tiền cứu con
Vào ngày 28/11/2014, tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc), một người cha đã tình nguyện lấy thân làm “bao cát” chịu bị đấm để quyên góp tiền chữa bệnh cho đứa con của mình. Được biết, người đàn ông này tên Hạ Quân, và đứa con trai của anh đã bị phát hiện mắc phải căn bệnh máu trắng hiểm nghèo. Với số tiền để điều trị lên đến hơn 700.000 tệ (hơn 2,5 tỉ đồng), với Hạ Quân và gia đình ông là một con số quá lớn.Cuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con traiCuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con trai
Bài làm
Đông đi xuân đến, Tết lại tới, trăm ngàn cây hoa đưa nở. Nhà nhà đi mua cây và hoa tấp nập. Nhà em cũng vậy, nhà em đã mua cây hoa đào về để đón tết.
Cây đào này được bố em mua vào hôm qua, cái cây được bọc kín hết nụ, khi bỏ những cái bọc để bọc hoa đào ra, thì trước mắt em chính là một cái cây đào cực đẹp. Thân cây đào được uốn cong như là thân của những con rồng đang bay uốn lượn trông rất oai hùng. Những cành và nhánh nhỏ của cây đào được chia ra rất nhiều và rộng, nhỏ dần về phần đầu như một ngon đuốc hồng tươi. Những bông hoa vừa mới trổ bông trông rất non nớt. Mỗi bông hoa có 5 cánh tựa như những ngôi sao màu hồng được gắn trên cây, trông rất đẹp mắt. Em cảm giác như cây đào này như một thiếu nữ trẻ trung mặc bộ váy hồng thướt tha. Khi được mua cây đào về, nhà em ai nấy cũng đều gật đầu khen đẹp, có lẽ cây đào rất hãnh diện về vẻ đẹp kiêu sa của mình. Khách đến chơi nhà cũng tấm tắc khen đẹp, nhiều người còn đòi bán lại nhưng gia đình em lại không bán vì gia đình em rất yêu cây đào này.
Có lẽ tết năm nay sẽ chính là tết hạnh phúc nhất từ trước đến nay vì gia đình em có thêm một người bạn là cây đào này.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.