K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

Nền nông nghiệp cổ truyền.

Nền nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất nhỏ

- Mức độ tập trung thấp

- Chủ yếu sử dụng sức người và động vật

 

- Kĩ thuật thổ sơ, lạc hậu

- Năng suất lao động thấp

- Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Không quan tâm đến thị trường

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

 

- Phân bố ở nhiều nơi ở nước ta

- Tập trung vào các vùng còn gặp nhiều khó khăn.

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Quy mô sản xuất tương đối lớn

- Mức độ tập trung cao

- Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp

- Kĩ thuật tương đối tiên tiến

- Năng suất lao động cao

- Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông – công nghiệp

- Phân bố ở một số vùng

- Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.

 

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận

26 tháng 1 2016

Một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá:

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuât quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

- Năng suất lao động thấp

- Năng suất lao động cao

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-phan-biet-mot-so-net-khac-nhau-c95a9516.html#ixzz3yLR3asOP

26 tháng 1 2016

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

            - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

            - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

            - Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

            - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

            - Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

            - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

            - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

23 tháng 1 2018

nhiều z !hum

chỉ ra một số thôi mà.hiu

26 tháng 1 2016

1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

            + Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

            + Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

            + Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

            + Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

            + Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

            + Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,… 

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

3. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

            Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

6 tháng 3 2019

u

15 tháng 4 2016

Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân 
ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc 
sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

26 tháng 1 2016

- Việc đảm bảo an toàn lương thực tạo điều kiện cung cấp một lượng lớn phụ phẩm và hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Đồng thời giúp nông dân an tâm trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả …   

18 tháng 3 2016
Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"
Ngữ nghĩa của từ văn hóa:
- Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.
- Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc
- Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.
- Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.
 
Câu 3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Câu 4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.
1. Văn hóa học
- Là khoa học nghiên cứu về các vấn đề vă hóa của một địa phương, dân tộc hay cả nhân loại
2. Các chuyên nghành.
- Văn hóa đại cương (vấn đề văn hóa)
- Địa lý văn hóa (nghiên cứu dưới góc độ đất đai)
- Lịch sử (nghiên cứu trong tiến trình lịch sử)
- Cơ sở (một nền văn hóa bao gồm sử và địa văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa)
- Văn hóa là đặc trưng của con người nên phải được truền dạy và tiếp thu.
- Văn hóa giúp cải thiện cuộc sống, tâm hồn ra khỏi những hệ lụy tầm thường của vật chất. (không đồng nhất ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vần đề)
- Cần có thái độ tôn trọng và khoan dung vì văn hóa là chìa khóa của sự hòa nhập.
Câu 5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?
- Có hai loại hình văn hóa nhân loại là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hoá gốc du mục.
Câu 6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.
Văn hóa du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, TQ
Văn hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông TQ, Okinawa, Bang Asem Ấn Độ..
- Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á và Siberia.
- Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây.
18 tháng 3 2016

Bỏ câu 2 nhé 

26 tháng 1 2016

a. Những thuận lợi chủ yếu:

- Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.

            - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

            - Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.

            - Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

b. Những khó khăn chủ yếu:

            - Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.

            - Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.

26 tháng 1 2016

a) Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới

- Những thuận lợi chủ yếu:

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.

+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

- Những khó khăn chủ yếu:

+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.

b)  Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.



 

26 tháng 1 2016

            - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

            - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

            - Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

26 tháng 1 2016

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực.

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý.

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.

Lãnh thổ kinh tế

- Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 56% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

- Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.           

-Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

27 tháng 4 2016

tra google nha bn cho nhanh chứ mk viết thì oải lém!!!ok

28 tháng 4 2016

trời đát mình nhác tra nên mới hỏi các bn chứ!bucminhlimdimhum