Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."
Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
Còn ở đây, nhắc đến hình ảnh "Đoàn binh không mọc tóc", tác giả đã gợi lại hình ảnh anh "vệ trọc" một thời. Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc, những trận sốt rét rừng đã làm cho người lính xanh xao, rụng tóc. Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản. Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc". "Không mọc tóc" có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc… thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây Tiến.
Ba tiếng "dữ oai hùm" đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh, khẳng định ý chí ngút trời, tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính. Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng. Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ: Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bởi giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình.
Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhìn thẳng vào cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ hào hùng lẫm liệt và sang trọng:
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng "biên cương", "viễn xứ" đã làm cho những nấm mồ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ chí tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã chết "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đời xanh tuổi trẻ biết bao nhiêu là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Nếu người tráng sĩ ngày xưa với hình ảnh "da ngựa bọc thây" đầy vinh quang thì người lính tây tiến với hình ảnh "áo bào thay chiếu" đầy sức mạnh ngợi ca. Thực tế, những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có, huống chi là "áo bào". Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Trong cách nhìn ấy, cái chết của người lính Tây tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn: "Hồn tử sĩ gió ù ù thổi" mà được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ "gầm". Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc dữ dội, oai hùng của nó, vừa là để đưa tiễn hồn người chiến sĩ về nơi vĩnh hằng, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng. Các anh ra đi và lại trở về với đất mẹ, về với những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống, là tiếp nối truyền thống cha ông. Và phải chăng tiếng gầm của dòng sông Mã cũng chính là tiếng lòng của người còn sống? Bởi cái chết của đồng đội không làm họ chùn bước mà chỉ làm tăng thêm lòng quả cảm và chí căm thù.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-chan-dung-nguoi-linh-tay-tien#anc1542767443729
THAM KHẢO:
Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.
Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây Bắc xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
(…)
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên một câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.
Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" – mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao được những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?”… Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ – chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.
Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ "giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà tranh, nhớ ruộng nương…; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ – Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, … thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp:
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến tranh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê…
Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp.
Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh" là: trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:
Áo bào thay chiếu anh vế đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên… lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành – nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.
Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.
*Khi về nhà thống lí
-Mị bị bắt làm con dâu gat nợ, thực chất là nô lệ
Về nhà thông lí, Mị bị vùi dập, chà đạp, cướp đoạt tất cả mọi quyền, sống như kiếp vật. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã đưa ra hai nghịch cảnh:
+ Cảnh Mị ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Người đặt bên đồ vật, con vật nghĩa là con người khác gì đồ vật, kiếp vật. Suốt ngày làm lụng vất vả, dù quay sợi, thái cỏ, dệt vải, che củi hay đi cõng nước, Mị cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
+ Một bên cảnh nhà thống lí quyền thế, giàu có, người ra vào tấp nập. Thống lí “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”.
=> Đây là thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, giúp nhà văn mở lối dẫn người đọc cùng tham gia vào hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.
+ Món nợ truyền kiếp khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ. Thực chất bề ngoài là con dâu nhưng bên trong là con nợ. Mối quan hệ giữa con nợ và chủ nợ kiểu thống lí Pá Tra thì đến bao giờ mới trả xong nợ? Bởi con nợ là con dâu, mà là con dâu thì đã “trình ma” nhà này rồi, chạy đâu cho thoát, chỉ còn cách chịu đựng đến tàn đời mà thôi.
+ Thực ra Mị đã sớm linh cảm thấy cuộc đời của mình sẽ trở thành con nợ chung thân cho nhà thống lí nên ngay từ đầu, Mị đã van xin cha “đừng bán con cho nhà giàu”. Mị sẽ tự cuốc nương, trồng ngô để trả nợ thay cha. Nguyện vọng của Mị không thể chống lại hoàn cảnh và mưu chước thâm độc của cha con thống lí.
*Mị bị cướp đoạt sức lao động, sống như một kiếp vật
+ Bị bắt về nhà thống lí, Mị sống trong tủi cực đúng nghĩa với một nô lệ khổ sai. Có đến mấy tháng tròi, đêm nào Mị cũng khóc. Suy ngẫm uất ức, Mị tìm đến nắm lá ngón để giải thoát, nhưng trước những lời thống thiết của người cha già suốt đời nghèo khổ, lòng hiếu thảo nào không khôn xiết, Mị nén nỗi đau, chấp nhận quay về chịu kiếp ngựa trâu.
+ Với thủ pháp so sánh tương đồng, nhà văn làm nổi bật cuộc đời cơ cực của Mị, Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa vì “là con trâu con ngựa thì phải đổi ở tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, là trâu ngựa thì chỉ biết ăn cỏ, đi làm mà thôi”. Nhà văn nhấn mạnh thậm chí Mị không bằng con trâu con ngựa vì “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ”, còn kiếp đàn bà con gái trong cái nhà này thì làm quần quật cả đêm lẫn ngày, tới mức Mị nghĩ: “ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”.
+ Công việc tuần tự ngày này qua tháng khác đơn điệu, tẻ nhạt… Mị chỉ biết cúi mặt làm không muốn nghĩ nữa, vật vờ tồn tại như cái xác không hồn. Càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh con rùa lùi lũi lại gợi nhớ tới câu ca: “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia”, đó là ẩn dụ về thân phận phụ thuộc, cơ cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà Mị là một hoàn cảnh tiêu biểu.
+ Căn buồng Mị ở tù túng, âm u, lạnh lẽo “kín mít chỉ có một cái cửa sổ bằng một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng, Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Chi tiết gây ám ảnh ngột ngạt, bức bối về một địa ngục trần gian, ẩn dụ bế tắc về một cuộc đời, một số phận. Con dâu mà như tù nhân khổ sai, như một thứ công cụ lao động chỉ để cha con thống lí chà đạp, sai khiến. Nhà văn đã cất lên tiếng nói nhân quyền của con người để vạch trần, tố cáo tội ác của bọn chúa đất ở miền núi độc ác, vô đạo đã làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi niềm vui sống của những con người vô cùng đáng sống.
–Mị không chỉ bị cướp đoạt tự do và sức lao động mà còn bị cha con thống lí áp chế về tinh thần
Chúng lợi dụng sự mê tín của người nông dân để sinh tục “cúng ma, trình ma”, khiến Mị cũng như bất cứ người con gái nào ở Hồng Ngài về nhà chồng cũng chỉ còn biết tin một điều: “Nó đã bắt mình vào trình ma nhà nó rồi thì chì đợi chết ở đây thôi”. Suốt một đời họ chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng.
-Mị bị chà đạp, ngược đãi khiến tinh thần bị tê liệt tới mức vô vọng
+ Mùa xuân về. Mị muốn đi chơi, bởi bao người có chồng còn đi chơi, huống chi Mị và A sử chẳng có lòng với nhau. Ước muốn của Mị vừa loé lên đã bị A Sử dập tắt. A sử trói đứng Mị suốt đêm trong căn buồng u tối. Dây trói xiết chặt làm da thịt Mị đau nhức như bị dứt ra từng mảng. Đau đớn, xót xa, Mị nghĩ kiếp mình không bằng kiếp ngựa. Kể từ đó, tinh thần Mị càng rơi vào vô vọng.
+ Mị đã phải sống với người chồng mình không yêu, không được yêu, Mị còn bị A sử đánh đập, hành hạ tàn bạo. Khi hắn bị A Phủ đánh, Mị phải vào rừng hái thuốc về xoa cho hắn. Vậy mà lúc đau mỏi quá thiếp đi, hắn co chân đạp thẳng vào mặt Mị.
+ Những đêm đông gìá lạnh trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi làm bạn thì Mị đã chết tàn, chết héo. Mỗi đêm Mị dậy thổi lửa hơ tay không biết bao nhiêu lần. Có đêm A sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Những hành động của hắn thật dã man, đó không phải là mối quan hệ vợ chồng mà là quan hệ chủ – tớ. Thân phận Mị là thân phận nô lệ.
b, Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước
- Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy
→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo
Tinh thần cho đi là một giá trị quý báu mà tuổi trẻ cần phải trân trọng và nuôi dưỡng. Cho đi không chỉ là việc tặng quà hay giúp đỡ người khác, mà là cả một tinh thần hướng ra ngoài, hướng đến sự tốt đẹp của xã hội và thế giới. Khi ta cho đi, ta không chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người khác, mà còn tạo ra những cảm xúc tích cực cho bản thân. Tinh thần cho đi giúp chúng ta có thêm sức mạnh và động lực để vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn. Do đó, tôi rất khuyến khích tuổi trẻ nên nuôi dưỡng tinh thần này và hành động theo nó, tạo ra sự lan tỏa và đóng góp cho một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.
- Về người đàn bà vùng biển: tác giả gọi một các phiếm định "Người đàn bà", điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"... Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.
- Về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát ", "hai con mắt đầy vẻ độc dụ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ/vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình".
- Về chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy, chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
- Nghệ sĩ nhiêp ảnh: vốn là người lính thường vào sinh ra tử. Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì diều kiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xâu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết. Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Mình chưa coi phim đó mà mình không thích coi phim ấn độ
Tự chế hay đề bài thật thế vs lại mk cx ko xem phim đấy