Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bệnh viêm vú xuất hiện ban đầu do tác động cơ học làm cho bầu vú bị tổn thương, sau đó vi khuẩn theo vết thương xâm nhập và gây viêm. Bệnh thường xảy ra do vắt sữa không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo.
Tham khảo:
Viêm vú là bệnh thường gặp ở trâu, bò cái sinh sản, nhất là bò sữa cao sản và trong điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: bầu vú sưng, nóng, đỏ, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, sữa có mùi tanh, có thể lẫn máu, mủ; con vật đau đớn nên không cho con bú, không cho vắt sữa.
Tham khảo:
- Phòng bệnh: Nuôi dưỡng, chăm sóc dùng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Điều trị: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh.
Tham khảo:
- Việc vắt sữa đúng kĩ thuật giúp loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn trong sữa, giảm áp lực trong vú, giảm sưng vú và ngăn ngừa tình trạng u nang vú. Đồng thời, việc vắt sữa đều đặn cũng giúp kích thích sản xuất sữa của bò, trâu, giúp tăng năng suất sữa và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Việc vệ sinh bầu vú đúng kĩ thuật cũng rất quan trọng để phòng ngừa viêm vú. Khi bầu vú không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn và tạp chất có thể dễ dàng xâm nhập vào và phát triển, gây ra nhiễm trùng và viêm vú.
Bệnh | Nguyên nhân | Phòng bệnh | Đặc điểm |
Lở mồm, long móng | Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra. | - Kiểm dịch ở biên giới. - Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. - Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y. - Tiêm phòng đầy đủ Chưa có thuốc đặc trị. | - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, mạnh, rộng. |
Tụ huyết trùng | Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra. | - Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng. - Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. - Tiêm phòng vaccine đầy đủ. - Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. - Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh. - Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. | Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da. |
Tham khảo
Bệnh | Nguyên nhân | Phòng bệnh | Trị bệnh |
Lở mồm, long móng | Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra. | - Kiểm dịch ở biên giới. - Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. - Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y. - Tiêm phòng đầy đủ | Chưa có thuốc đặc trị. |
Tụ huyết trùng | Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra. | - Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng. - Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. - Tiêm phòng vaccine đầy đủ. | - Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. - Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh. - Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. |
* So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò:
Bệnh lở mồm, long móng | Bệnh tụ huyết trùng |
- Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. - Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. - Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch. - Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. - Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. | - Tăng sức đề kháng cho trâu, bò. - Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì. - Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định. - Kịp thời báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh. - Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, vitamin... |
* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương: địa phương có những biện pháp phòng, trị bệnh như sau:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.
- Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.
- Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn.
- Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em:
- Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với trâu, bò, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
- Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...
- Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.
- Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.
Tham khảo:
- Phòng bệnh: Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kĩ thuật, nhất là khâu vắt sữa và vệ sinh bầu vú, tránh các tác động cơ học vào bầu vú. Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
- Điều trị: Dùng cao tiêu viêm xoa vào bầu vú bị viêm. Dùng thuốc đặc trị viêm vú bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Tiêm vitamin B1 và cafein vào bắp thịt con vật. Thụt rửa bầu vú bị viêm bằng các loại thuốc sát trùng như thuốc tím, rivanol, lugol.... Việc sử dụng các loại thuốc cần phải theo đơn thuốc của bác sĩ thủ y và hướng dẫn của nhà sản xuất.