Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vì
1. Trồng cây con có bầu
Quy trình trồng cây con có bầu
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
Rạch bỏ vỏ bầu
Đặt bầu vào lỗ trong hố
Lấp và nén đất lần 1
Lấp và nén đất lần 2
Vun gốc
Trồng rừng bằng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta
Vì cách trồng này, bộ rễ của cây con không bị tổn thương, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
2. Cây non dễ trần
Tạo lỗ trong hố đất
Đặt cây vào lỗ trong hố
Lấp đất kín gốc cây
Nén đất
Vun gốc
Trước khi đem trồng nên hồ phân bộ rễ. Khi nén đất chú ý không làm đứt rễ, khi vun đất giữ cho cây sao cho cây đứng, rễ không bị cong ngược lên.
Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt
cậu có biết kênh
+:shounen action offical
+: game action
+: toys action
nếu biết kb nha
mình biết oops banana,jaki nátsumi và tiến thành 2929, kia pham 1991 vamy 6191
Câu 1:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.
Câu 2:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.
Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.
Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.
Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.
Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.
Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Bạn có thể tham khảo bài viết này. Chúc bạn học tốt!
Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.
Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.
Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.
Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.
Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.
Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.
Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.
Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.
Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.
Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới
Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.
Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.
Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.
Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…
Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .
“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
van-ta-cay-tre
Biểu cảm về cây tre Việt Nam
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?
Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.
Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.
Chúc bạn học tốt!
cú đấm , cú đá , cú đánh , cú phang
karate,kukyua,jukato,vukado