Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].
Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.
Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.
Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:
1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.
2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.
3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.
4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].
Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]
Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:
- Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.
Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.
Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.
Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.
Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]
Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.
Trả lời:
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Câu 1 .Nêu vai trò của động vật với đời sống con người? Cho ví dụ?
Vài trò :
- Có lợi :
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Làm thuốc
+ Làm cảnh
+ Làm đồ mĩ nghệ, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thủ công
+ Làm thí nghiệm
+ ...vv
- Có hại : Gây thương tích cho con người, một số loài có độc, phá hoại công trình xây dựng của con người,.....vv
Ví dụ :
- Có lợi : Thịt lợn, bò dùng làm thực phẩm phổ biến, da báo, hổ, cá sấu làm đồ thủ công, chuột làm thí nghiệm,....vv
- Có hại : Hổ tấn công con người,....
Câu 2. Kể tên các bệnh do nấm gây ra? Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về nấm?
- Các bệnh do nấm gây ra : Lang ben, hắc lào, ....
- Biện pháp phòng tránh các bệnh về nấm : Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không để nhà cửa ẩm mốc, ngột ngạt mà phải thông thoáng nhà cửa, nơi ở,....
Câu 3 .Thực vật có vai trò như thế nào với môi trường?
- Vai trò :
Có lợi :
+ Làm thực phẩm
+ Làm thuốc
+ Làm cảnh
+ Điều hòa khí hậu
+ Tăng lượng dưỡng khí, giảm lượng khí thải, hiệu ứng nhà kính
+ Giữ đất, chống xói mòn đất
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Bảo vệ nguồn nước ngầm
+......vv
Có hại : 1 số loài thực vật có độc nên ăn phải gây tử vong
Tham Khảo:
c1:
- Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống con người: làm thức ăn, làm trang phục, làm đồ trang trí,… - Động vật được dùng làm công cụ thí nghiệm: dung cho nghiên cứu khoa học thử thuốc. - Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
c3:
1. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
2.Nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí Cacbonic và khí Oxi trong không khí được ổn định.
3.Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
4. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
5. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
6 .Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
7 .Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Câu 1: Rêu thực vật bậc thấp (đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt)
Dương xỉ thực vật bậc cao (có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi)
Hạt trần thực vật bậc cao (có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn)
Hạt kín thực vật bậc cao (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa-quả-hạt)
Câu 2:
Đối với động vật:
+ Thức ăn cho nhiều loài sinh vật
+ Cung cấp nơi ở, nơi sinh hoạt cho nhiều loài sinh vật
Đối với môi trường:
+ Góp phần giữ cân bằng oxygen trong không khí, điều hòa khí hậu, chống xói mòn đất
Đối với con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, làm cảnh,...
Tham khảo ạ
2
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.
- Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
-Thực vất có vai trò tốt đối với con người.
+có thể làm rau ăn
+làm thuốc
+Cây dùng làm đồ mộc,thủ công,làm nhà,đồ gia dụng,bàn ghế,...
3.
Sự đa dạng các loài động vật được thể hiện như thế nào?
-Được thể hiện qua sự đa dạng loài, có nhiều kích cỡ và màu sắc phong phú. Sống được ở nhiều nơi như vùng lạnh, quê,...
Câu 2 :
Ở nhiệt độ quá cao, hạt không thể nảy mầm, ở nhiệt độ thấp, hạt cũng không nảy mầm
=> Phải có điều kiện nhiệt độ thích hợp hạt mới nảy mầm
Nhớ ủng hộ tick Đúng nhé !
Câu 2:
Ở nhiệt độ quá cao hạt không nảy mầm được, mà nhiệt độ quá thấp hạt cũng không nảy mầm nổi vì thế với một điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hạt có thể nảy mầm.
Khi ta để chậu cây trên cửa sổ có ánh nắng chiếu vào sau 1-2 tuần ngọn cây mọc về phía có ánh nắng.
Khi ta để chậu cây trên cửa sổ có ánh nắng chiếu vào sau 1-2 tuần ngọn cây mọc về có ánh nắng