Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thất ngôn tứ tuyệt là:
Một bài có 4 câu mỗi câu có 7 tiếng
Đường Luật là thơ nhà Đường
Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.
Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.
Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.
thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật: Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
VD: Hoài Niệm, Chiều Mơ, Qua Đèo Ngang, Hoa Mắc Cỡ,...
Như chúng ta đã biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại:
- Thất Ngôn Bát Cú 5 vần.
- Thất Ngôn Bát Cú 4 vần.
Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng thì chúng ta đã cùng nhau thực hành ở Bài IV.
Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc.
Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu:
- Câu 1 và 2 đối nhau.
- Câu 3 và 4 đối nhau.
- Câu 5 và 6 đối nhau.
Chỉ còn câu 7 và 8 không đối.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TÌNH SẦU
Lất phất hiên buồn mưa rả rích
Vi vu ngõ vắng gió lao xao
Tình không chung mộng thiên thu nhớ
Duyên chẳng tròn mơ vạn cổ sầu
Kiếp khác đôi mình vui hội ngộ
Đời nầy hai đứa khổ xa nhau
Từng dòng lệ tủi lăn trên má
Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu
Hoàng Thứ Lang
2. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B (vần)
Bài thơ thí dụ:
TƯƠNG TƯ
Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ
Lặng lẽ lau dòng lệ thảm rơi
Ngang trái yêu đương hờn cách trở
Lỡ làng mộng ước hận chia phôi
Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn
Đêm vắng thương hình khổ khó vơi
Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác
Đôi ta chung bước đẹp duyên đời
Hoàng Thứ Lang
******
Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật
Tuyệt lắm vì Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ phong (cổ thể thi), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
Bài làm
Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Tiêu đề: Tình bạn.
Xa xa nhìn thấy người bạn cũ
Dẫu biết tình bạn đã cách xa
Bạn ấy giờ đây không còn nữa
Còn tôi đơn lẻ cõi hư không.
# Học tốt #
Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.
Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau
Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B
Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)
- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng
THƠ TỨ TUYỆT
Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.
1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối)
Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:
BẢNG LUẬT:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.
Bài thơ thí dụ để minh họa:
1.
Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
Để đón giao thừa thỏa ước mơ
Hoàng Thứ Lang
2.
Dõi mắt tìm ai tận cuối trời
Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi
Cay cay giọt lệ sầu chan chứa
Mộng ước tình ta đã rã rời
Hoàng Thứ Lang
3.
Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu
Đôi mình cách trở bởi vì đâu
Canh tàn khắc lụn hồn tê tái
Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu
Hoàng Thứ Lang
2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối)
Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:
BẢNG LUẬT:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.
Bài thơ thí dụ để minh họa:
1.
Đôi mình cách biển lại ngăn sông
Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng
Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm
Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông
Hoàng Thứ Lang
2.
Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man
Mộng ước tình ta đã lụn tàn
Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích
Mi buồn lệ ứa mãi không tan
Hoàng Thứ Lang
3.
Rừng phong nhuộm tím cả khung trời
Lá úa lìa cành gió cuốn rơi
Lối cũ đường xưa em đếm bước
Miên man kỷ niệm đã xa vời
Hoàng Thứ Lang
Sau đây là Luật về Điệu thơ:
Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.
Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau:
1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.
2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ.
Hoàng Thứ Lang
- tieuhongphong
February 12th 2011, 1:17 am BÀI II
THƠ TỨ TUYỆT VẦN BẰNG - 2 VẦN
Thơ Tứ Tuyệt Vần Bằng 2 vần cũng có hai thể:
- Luật Trắc Vần Bằng.
- Luật Bằng Vần Bằng.
Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần.
Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần:
1. THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)
BẢNG LUẬT:
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.
Trước khi đi vào chi tiết của bài Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần, chúng ta thử cùng nhau ngắt bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra thành nhiều bài Tứ Tuyệt để "nghiên cứu" và phân tích.
Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau:
- Bài 1: 4 câu đầu (1-4).
- Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ).
- Bài 3: 4 câu giữa (3-6).
- Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ).
Thí dụ: bài thơ sau đây:
THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Bà Huyện Thanh Quan
Ngắt ra:
1.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
2.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
3.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
4.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Nhận xét:
Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.
Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.
Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần.
Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (còn gọi là đối ngẫu).
Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường thì chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú thì bắt buộc phải có đối như đã nói trên.
Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ý (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được.
Bây giờ trở lại ý chính của bài Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Vì chưa làm thơ Thất Ngôn Bát Cú nên chúng ta chỉ làm thơ Tứ Tuyệt không có đối (tương tự như loại 3 vần mà chúng ta đã làm ở bài 1).
Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu làm bài thực hành
BẢNG LUẬT:
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ để minh họa:
1.
Xác pháo còn vương màu mực tím
Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương
Nhưng ai lại nỡ quên thề ước
Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường
Hoàng Thứ Lang
2.
Đọc áng thơ sầu sa nước mắt
Nghe lời giã biệt giọt châu rơi
Trời cao nỡ đoạn tình đôi lứa
Kẻ nhớ người thương khổ cả đời
Hoàng Thứ Lang
3.
Yến phượng lìa đàn ai oán thảm
Uyên ương lẻ bạn ngẩn ngơ sầu
Đôi ta cách trở ngàn sông núi
Ngắm mảnh trăng tàn lệ thấm bâu
Hoàng Thứ Lang
4.
Nếu chẳng cùng em chung lối mộng
Anh vào cửa Phật nguyện tu hành
Chuông chiều mõ sớm quên tình lụy
Gởi lại am thiền mái tóc xanh
Hoàng Thứ Lang
2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)
BẢNG LUẬT:
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.
Bài thơ thí dụ để minh họa:
1.
Hè về đỏ thắm màu hoa phượng
Ánh mắt buồn tênh buổi bãi trường
Gạt lệ chia tay người mỗi ngã
Âm thầm cố nén giọt sầu thương
Hoàng Thứ Lang
2.
Trên sông khói sóng buồn hiu hắt
Dõi mắt phương trời nhớ cố hương
Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh
Thương ai khắc khoải đoạn can trường
-Những nét chính của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt:
+thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ
-Nêu cách gieo vần:
,+Trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú.
-Luật Bằng Trắc :
BẢNG LUẬT:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
-Những luật gì trong thể Thất ngôn tứ tuyệt:
+Luật thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
- Luật :" Nhất tam ngũ bất luận
- Nhị tứ lục phân minh"
- Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận
- Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
Chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (THCS) đã đưa vào thêm một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, trong đó có bài Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông. Có lẽ người làm chương trình đã cân nhắc nhiều khi phải chọn một trong ba tác phẩm: Xuân hiểu, Hạnh Thiên Trường hành cung và Thiên trường vãn vọng. Hạnh Thiên Trường hành cung là một tuyệt tác song hơi khó đối với học sinh THCS. Xuân hiểu thật trong sáng, dễ hiểu, song lại không thể hiện được nhiều phương diện tư tưởng và tình cảm của tác giả như Thiên Trường vãn vọng.
Người viết phần này ở Sách giáo khoa đã chọn bản dịch của Ngô Tất Tố:
Trước xóm sau thôn tựa bóng lồng,
Bóng chiều man mác có dường không.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng(1).
Bản dịch khá hay, tuy nhiên, khi có điều kiện, nên cân nhắc so sánh thêm với bản dịch của Trần Lê Văn, ít nhất cũng nên cho học sinh đọc thêm bản dịch này:
Thôn trước thôn sau nhạt khói lồng,
Bóng chiều nửa có nửa hư không.
Đi trong tiếng sáo trâu về hết,
Cò trắng song song liệng xuống đồng(2).
Xin ghi phiên âm nguyên văn bài thơ để tiện so sánh hai bản dịch và làm cơ sở cho việc phân tích:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Bản dịch của Trần Lê Văn không lưu giữ được bóng dáng những chú mục đồng như bản dịch của Ngô Tất Tố dẫu vẫn có thể cho thấy gián tiếp qua hình ảnh “Đi trong tiếng sáo trâu về hết”. Tuy nhiên, nhìn chung, có lẽ bản dịch của Trần Lê Văn sát và hay hơn.
Một trong những yếu tố tạo nên nhịp điệu êm ái, hài hòa ở thơ của Trần Nhân Tông là việc sử dụng khá nhiều điệp ngữ, nhiều lúc còn kết hợp điệp ngữ và tiểu đối. Chẳng hạn, ở bài Hạnh Thiên Trường hành cung, bài thơ chỉ có 56 chữ, tác giả đã điệp đến 12 chữ: thanh, u, châu, bách, thiên, vô, sự, hữu, thu, dĩ, du, niên. Cả 8 câu đều dùng tiểu đối toàn bộ hoặc bộ phận, trong 8 câu đã có đến 4 câu ngắt nhịp theo mô hình 3/4, khác với lối ngắt nhịp thông thường ở thơ Đường luật:
Cảnh thanh u / vật diệc thanh u,
Nguyệt vô sự / chiếu nhân vô sự.
Thủy hữu thu / hàm thiên hữu thu,
Kim niên du / thắng tích niên du.
Trong Thiên Trường vãn vọng, ở 2 câu đầu, tác giả đã điệp 2 chữ thôn và bán, đồng thời kết hợp với tiểu đối bộ phận (thôn hậu / thôn tiền: bán vô/ bán hữu). Bản dịch của Trần Lê Văn đã giữ được gần như trọn vẹn những biện pháp tu từ ấy mặc dù “thôn trước thôn sau” là chưa sát ý với “thôn hậu thôn tiền” (sau thôn, trước thôn). Ở câu thứ nhất, Trần Lê Văn giữ được nghĩa chữ “đạm” (nhạt), Ngô Tất Tố giữ được nghĩa chữ “tự” (tựa) nhưng cả hai đều phải thêm chữ “lồng” làm cho hình ảnh của cả câu ít nhiều đã khác so với nguyên bản. Chữ yên trong thơ cổ rất khó dịch. Yên có nghĩa là khói song cũng chỉ tất cả những gì mù mịt trong không trung giống như khói, bởi vậy, dịch là “mờ tựa khói” như GS. Lê Trí Viễn có lẽ sát và ổn hơn(3). Phải chăng nên chỉnh câu thơ dịch của Trần Lê Văn bằng cụm từ này, thành Thôn trước thôn sau mờ tựa khói? Trong thơ Đường luật, câu đầu có thể gieo vần hoặc không. Có như vậy thì sự xuất hiện của cụm từ “bán vô bán hữu” ở câu tiếp theo mới được tự nhiên, hợp lôgic. Ở câu thứ hai, Ngô Tất Tố đã thêm chữ “man mác”. Man mác có thể dùng để tả cảnh song cảnh ấy thường nhuốm một nỗi buồn lâng lâng, lan tỏa, đặt ở đây e không phù hợp với tâm cảnh tác giả và cũng không ăn khớp với hình ảnh được miêu tả ở hai câu sau. Ở câu thứ ba, đi trong tiếng sáo rõ ràng là sát nghĩa, nên thơ hơn là sáo vẳng. Ở câu cuối, song song hay từng đôi đều ổn, tuy sắc thái biểu cảm và tác dụng gợi cảm cũng có khác nhau chút ít. Cuối cùng là việc dịch tên đề thơ, một vấn đề thường không đơn giản. Ít nhất đã có ba cách dịch khác nhau. Bản ở Hợp tuyển: Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường (Sđd, tr.96), bản ở SGK Ngữ văn 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, bản ở Đến với thơ hay: Từ cung Thiên Trường ngắm cảnh đồng quê buổi chiều. Điểm nhìn ở cách dịch thứ nhất không rõ; đối tượng nhìn ở cách dịch thứ hai thiếu xác định, ở cách dịch thứ ba lại quá cụ thể!
Đưa ra vài nhận xét trên đây, chúng tôi chỉ muốn bày tỏ một ước vọng: làm sao có được bản dịch hay nhất của các tác phẩm ưu tú viết bằng chữ Hán của tiền nhân để con em chúng ta có thể tiếp thu được đầy đủ tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc?
GS. Lê Trí Viễn cho rằng, ở bài Thiên Trường vãn vọng, “nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền”. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh phổ thông, giáo sư chủ trương: “Tạm gác phía thiền cảm. Hãy dừng ở thế tục, ở cảm quan hiện thực”.
SGK Ngữ văn 7 về cơ bản cũng chủ trương như vậy.
Bài thơ tả một cảnh thôn quê đơn sơ, đạm bạc như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống song lại có sức chứa đựng lớn lao kỳ vĩ và có ý nghĩa hiện thực sâu rộng.
Để làm rõ điều đó, GS. Lê Trí Viễn đã gắn việc phân tích mọi từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài thơ với hoàn cảnh sáng tác - “sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai, lần thứ ba và sau một thời gian khôi phục lại cuộc sống yên lành cho đất nước” - và với “tầm mắt và tầm nghĩ, điệu xúc động của một ông vua thi sĩ”, Trần Nhân Tông, ông vua “đã tự thân lăn lộn trong dân, cùng nhân dân vào sinh ra tử gian khổ biết chừng nào mới đánh đuổi được quân giặc, giành lại được cho đất nước, cho dân cảnh sống thanh bình nảy”. Do đó, “bài thơ ngắn này không phải là một khắc mà thơ của một thời đại, rất tiêu biểu cho một thời đại vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc ta”(4).
Xin tìm hiểu thêm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này xét từ góc độ “thế tục” và “cảm quan hiện thực”. Bài thơ đã phác họa được một bức tranh sinh động, có phông nền, đường nét, màu sắc, hình khối, có đôi chỗ khác với không ít những bài thơ thiền viết về thiên nhiên thường ít màu sắc, đường nét, tuy có thể “mang một loạt hình ảnh thiên nhiên nhưng mục đích cuối cùng của thiền gia không phải là miêu tả chính thiên nhiên đó mà là dùng thiên nhiên như một “công cụ ngoại hóa” mang tải những tư tưởng của Thiền tông”. Nói cách khác, “Thiên nhiên trong thơ thiền gia mang tính chất là những biểu tượng để thiền gia chuyển tải các tư tưởng thiền”(5).
Từ cung Thiên Trường, cặp mắt “vãn vọng” của ông vua thi sĩ đã quét từ chiều rộng (từ xa đến gần, từ “sau thôn” đến “trước thôn”) đến chiều dài theo hướng con đường dẫn các chú mục đồng cùng đàn trâu dần khuất vào ngõ xóm, rồi chiều cao theo hướng những cánh cò liệng từ trên không xuống cánh đồng, nhờ đó, đã dựng lên được một không gian nghệ thuật mang tính lập thể.
Hai câu đầu của bài thơ có thể gợi liên tưởng tới bốn câu thơ trong bài Dã sắc (Sắc đồng nội) cũng tả cảnh chiều hôm của Phạm Trọng Yêm, nhà chính trị, nhà thơ nổi tiếng đời Tống:
Phi yên diệc phi vụ
Mịch mịch ánh lâu đài
Bạch điểu hốt điểm phá
Tàn dương hoàn chiếu khai
Nghĩa là:
Chẳng phải khói cũng chẳng phải sương mù
Mịt mùng in bóng lên lâu đài
Cánh chim trắng bỗng xé toang
Mặt trời sắp lặn còn lóe chiếu
Cảnh sắc bảng lảng của trời chiều lúc hoàng hôn là rất khó tả một cách chính diện và trực tiếp; cả hai nhà thơ đều dùng thủ pháp “thực giả, hư chi; hư giả, thực chi”, tức dùng cái hư và cái thực làm nổi bật lẫn nhau. Ở Phạm Trọng Yêm, lâu đài, cánh chim trắng, mặt trời sắp lặn là những yếu tố “thực” làm nổi bật cái mông lung huyền ảo “chẳng phải khói cũng chẳng phải sương mù”; ở Trần Nhân Tông cũng vậy: tác giả không tả bản thân cảnh mặt trời sắp lặn, xóm thôn mà là cáisau thôn và trước thôn, cái bên mặt trời lặn, cái nhạt tựa khói và nửa không nửa có, tức cái thầncủa khung cảnh. Bởi vậy, dịch “thôn hậu, thôn tiền” thành “thôn trước, thôn sau” là chưa lột được cái thần đó. Cảnh sắc sau thôn và trước thôn đều giống nhau, đều “nhạt tựa khói” lúc hoàng hôn, đó còn là dấu hiệu đặc trưng của cảnh ở đồng bằng, nếu tả cảnh sau núi và trước núi thì không thể nói như thế. Như vậy là chỉ qua 2 câu thơ đầu, ta đã thấy Trần Nhân Tông có một cặp mắt quan sát rất tinh tế, vừa có một tâm hồn thi sĩ, vừa có tài năng của một họa sĩ.
Về đặc điểm nghệ thuật của 2 câu sau, xin được kết hợp nói ở phần dưới.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự biểu hiện thiền cảm, thiền ý, thiền tâm... ở những bài thơ miêu tả thiên nhiên của Trần Nhân Tông không rõ ràng bằng ở những bài thơ viết về cùng đề tài của nhiều nhà sư thời Lý- Trần. Cần nói thêm: ngay so sánh với những bài thơ khác miêu tả thiên nhiên của chính Trần Nhân Tông, sự biểu hiện thiền ý ở bài Thiên Trường vãn vọng cũng kín đáo hơn, do đó, nói như Nguyễn Kim Sơn và Trần Thị Mĩ Hà, “ngộ được thiền ý trong đó không phải là đơn giản”... Hai tác giả này đã lý giải sự bộc lộ thiền ý ở bài thơ này một cách khá đầy đủ và thỏa đáng: “Cả bài thơ không dùng một điển tích Phật giáo nào, cảnh vật cũng chỉ là một làng quê hết sức bình thường. Nhưng trong cái tưởng như bình thường đó lại chứa đựng cả một quan niệm về thế giới của tác giả. Thôn xóm như được bao phủ bởi một lớp sương huyền ảo, trở nên “mờ mờ” không rõ ràng. Cảnh vật cũng ở trạng thái không hề xác định “nửa như có” mà cũng “nửa như không” trong ánh chiều tà của một ngày. Trên cánh đồng, trẻ mục đồng dắt trâu về trong tiếng sáo: cái có lại chuyển dần thành cái không. Trên nền “không” của cánh đồng đó, lại xuất hiện một cái “có”: đôi cò trắng song song đáp xuống đồng. Tất cả nằm giữa hai bờ hư thực, vừa mờ ảo như được phủ trong khói, vừa rõ ràng đến mức trông thấy cả đôi cò đáp xuống cánh đồng mênh mông”(6).
Chúng tôi cho rằng có thể làm rõ thêm thiền ý thiền cảnh ở tính chất vừa động vừa tĩnh ở hai câu sau. Quy ngưu là động, quy ngưu tận là vừa động vừa tĩnh; nếu nói xuy địch là động, còn địch lí ở đây là vừa động vừa tĩnh. Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên (Tuyệt cú - Đỗ Phủ) là động,Bạch lộ song song phi hạ điền ở đây là vừa động vừa tĩnh. Chính mặt tĩnh này ở hai câu cuối cùng với chất tĩnh đậm đặc ở hai câu trên đã làm cho bài thơ tràn ngập cái thường được gọi là thi tình họa ý. Cũng có thể xét từ góc độ sự biểu hiện thiền tâm thiền cảm thường mang tính chất đối cảnh vô tâm, tâm thân lưỡng vong để cho rằng không nên thêm ý man mác vào câu thứ hai.
Không nên nghĩ rằng thiền ý bộc lộ không rõ ràng là chất thiền không sâu đậm mà thực ra là ngược lại. Thiền tông cho rằng bình thường tâm thị đạo, pháp nhĩ tự nhiên cho nên ở đây không có một thuật ngữ Phật giáo nào (như vẫn thường thấy trong các bài kệ và phần lớn các bài thơ thiền khác), không có một hình ảnh thiên nhiên mang tính chất biểu tượng thuần túy nào, đó chính là sự thể hiện trí tuệ tối cao, thiền lí sâu đậm. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao sự thể hiện thiền lí sâu đậm ấy lại có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn với cảm quan hiện thực như đã nói trên. Trước hết, phải tìm nguyên nhân ở ngay giáo lí của Thiền tông, Thiền học không muốn hướng con người vào một cõi tồn tại khác sau cái chết mà là khuyên bảo con người hãy chấp nhận hiện thực như nó đang tồn tại, vấn đề là cần thay đổi thái độ với chính hiện thực ấy. Điều đó giải thích vì sao trong không ít bài thơ, thậm chí trong cả một số bài kệ, của một số thiền sư ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, vẫn thấy bóng dáng của hiện thực ở những mức độ khác nhau. Các nhà sư theo phái Thiền tông lạc đạo nhưng vẫn cư trần. Nguyên nhân quan trọng khác là ở cuộc đời hết sức đặc biệt của thiền sư - ông vua thi sĩ này, cuộc đời luôn gắn bó với vận mệnh của nhân dân, của dân tộc. Tất nhiên, không phải ở bài thơ nào của Trần Nhân Tông cũng có được sự kết hợp hài hòa như vậy (ví dụ như trong các bài Tảo mai, Mộ xuân tức sự). Trong Thiên Trường vãn vọng, mọi vật đều ở bên ranh giới của hư-thực, có-không, động-tĩnh, đó là đặc điểm của cảnh hoàng hôn của làng quê thanh bình, đó cũng là cảnh giới Phật. Một vấn đề khác cần đặt ra: có nên gọi Thiên Trường vãn vọng là thơ thiền không? Theo tôi, không nên gọi tất cả các bài thơ do thiền sư sáng tác ra là thơ thiền vì sự thể hiện thiền ý, thiền cảm... ở đó luôn có những mức độ khác nhau. Ở Thiên Trường vãn vọng, sự thể hiện thiền ý rất sâu sắc song theo tôi chỉ nên xem đây là một bài thơ nhuốm tư tưởng thiền mà không phải là một bài thơ thiền vì ở đây cảm quan hiện thực cũng không kém phần sâu đậm, đặc biệt là ở câu thứ tư. Trong thơ Đường, câu cuối bao giờ cũng để lại một dư âm vang vọng. Khó có thể nói đây là một câu thơ mang thiền ý sâu đậm. Xin mượn lời bình câu thơ này của giáo sư Lê Trí Viễn để bày tỏ ý kiến của mình: “Bạch lộ là cò trắng. Lúa đang lên xanh, chân ruộng xắp nước, cò rủ nhau xuống ruộng kiếm ăn. Một nét vui đồng ruộng nhưng được nhấn mạnh, tách riêng từng đôi. Dường như giấu trong đó một niềm vui hạnh phúc tình yêu, hoặc cao hơn, một sự sinh sôi của sự sống. Từng đôi có trống có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc. Cả một cảnh êm ả như dàn ra, bao bọc cho những lứa đôi này: cò trắng, lúa xanh, cá tôm dưới gốc. Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hạnh phúc sinh sôi.
Với tất cả những điều phân tích trên, có thể khẳng định Thiên Trường vãn vọng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ tứ tuyệt Đường luật cô đọng nhất, một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của văn học trung đại Việt Nam1
__________________