Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).
- Còn nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.
- Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của trái đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.
Chúc bạn học tốt!
1. ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mặt ta, ví dụ: ánh sáng mặt trời truyền vào mắt ta => ta nhìn thấy được mặt trời
2.ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta, ví dụ: ban đêm, đặt một tờ giấy trên bàn, bật đèn=> ta nhìn thấy tờ giấy ( ánh sáng từ truyền từ tờ giấy vào mắt ta)
3. nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó(những vật được chếu sáng)
vật được chiếu sáng có khái niệm tương tự như vật sáng
4. nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.Trong lúc nhật thực toàn phần, Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Nguyệt thực (Mặt Trăng máu) hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. cụ thể: mặt trời chiếu sáng mặt trăng. đứng trên trái đất, về ban đêm ta nhìn thấy mặt trăng sáng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. bởi thế, khi mặt trăng bị trái đất che không được mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng. ta nói là có nguyệt thực
5.hiện tượng phản xạ ánh sáng: Là hiện tượng khi chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng thì tia sáng bị hắt lại và cho tia phản xạ IR(là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt đến mặt phân cách thì bị hắt lại theo môi trường trong suốt cũ)
6.định luật phản xạ ánh sáng: tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chưa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới; góc phản xạ bằng góc tới
7.so sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng,gương cầu lồi, gương cầu lõm:
gương phẳng | gương cầu lồi | gương cầu lõm |
ảnh ảo | ảnh ảo | ảnh ảo |
ảnh ảo bằng vật | ảnh ảo nhỏ hơn vật | ảnh ảo lớn hơn vật |
không hứng được trên màn chắn | không hứng được trên màn chắn | không hứng được trên màn chắn |
còn nhiều nhưng mình chỉ nêu điểm chính thôi nhé.
8.định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
9.
- chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
- chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
- chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rông ra trên đường truyền của chúng
p/s: mỏi tay+ câu hỏi toàn kiến thức chính trong sgk!
Họ thường làm vậy để tấm kim loại nhiễm điện sẽ hút các bụi vải có trong không khí, ngăn cản các bệnh về đường hô hấp cho công nhân và làm sạch môi trường.
* Khi thực hiện thí nghiệm có hiện tượng gì ?
a) 2 mảnh nilong khi cọ sát bằng vải khô
+ Hiện tượng: 2 mảnh nilong sẽ bị nhiễm điện và chúng đẩy nhau.
b) Mảnh thủy tinh và mảnh nhựa
+ Hiện tượng: Chúng bị nhiễm điện khác loại nên sẽ hút nhau.
tần số dao động của vật 1
500/10=50(Hz)
Tần số dao động của vật 2
700/10=70(Hz)
Vật 2 phát ra âm cao hơn vì 70Hz>50Hz
Tần số dao động của bạn đó là:
90:3=30 (Hz)
Vậy tần số dao động của vật đó là 30 Hz.
Vì tần số dao động là số dao động thực hiện trong 1 giây =)) Tần số dao động của vật đó là:
90 : 3 = 30 (Hz).
Vậy tần số dao động của vật đó là 30 Hz.
Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời ban ngày bị mặt trăng che khuất ánh sáng một phần hoặc gần như hoàn toàn
(Vị trí xảy ra nhật thực là mặt trời , mặt trăng , trái đất thẳng hàng)
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng ban đêm bị Trái Đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng
(Vị trí xảy ra nguyệt thực : Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa Mặt Trời , Mặt Trăng)
Vậy ở đâu ta quan sát được nguyệt thực ??? Vậy