Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thuận lợi:
- Đại thắng Xuân 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Trải qua hơn hai mươi năm (1954 - 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ.
* Khó khăn:
- Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, làm chậm quá trình phát triển đất nước.
- Di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.
- Số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.
- Kinh tế miền Nam phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản mang tính chất kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc viện trợ từ nước ngoài.
* Thuận lợi:
- Chiến tranh kết thúc, đất nước được hưởng hòa bình, thống nhất là điều kiện căn bản để kiến thiết, phát triển đất nước.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
* Khó khăn:
- Chiên tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm chậm lại quá trình phát triển đất nước.
- Ở miền Nam, di hại xã hội vẫn còn tồn tại, kinh tế mang tính chất nhỏ, phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
=> Vượt qua những khó khăn, phát huy những thuận lợi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thống nhất toàn diện đất nước và từng bước phục hồi, xây dựng lại đất nước ngày càng phát triển hơn.
-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.
-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Việt Nam bước vào giai đoạn thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền.
- Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
- Tiến lên Chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho độc lập và thống nhất của đất nước thêm bền vững.
- Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật phát triển hợp với quy luật của cách mạng nước ta.
Thời gian | Thắng lợi tiêu biểu |
21 - 7 - 1954 | Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương |
1959 - 1960 | Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “chiến lược Aixenhao”. |
20 - 2 - 1960 | Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy. |
9 - 1960 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. |
1961 - 1965 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. |
1965 - 1968 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. |
Năm 1968 | Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân |
1969 - 1973 | Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. |
Năm 1972 | Tổng tiến công chiến lược |
Năm 1973 | Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”. |
21 - 7 - 1973 | Ký kết Hiệp định Pari |
-Ở miền Bắc
Thuận lợi: trải qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Khó khăn: cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
-Ở miền Nam
Thuận lợi: miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ.
Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản.
Khó khăn :
Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại.
Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người…
Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. Hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương.