K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2018

Câu thơ "và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu. "

- Chú bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con

- Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ

- Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác

- Đứa bé muốn có không gian riêng để tỏ bày tình yêu thương và được gần bên mẹ

22 tháng 12 2019

Đáp án C

Mây và sóng

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể...
Đọc tiếp

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

0
13 tháng 3 2019

Tham khảo nhé:

Mik làm luôn 2 câu cuối bài nhé!!

Hai câu thơ thể hiện ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh và hơn hết là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Hai câu thơ muốn nói rằng tình mẫu tử có ở khắp mọi nơi, khắp chốn, không ai có thể tách rời và chia cách được. Con luôn bên mẹ và mẹ sẽ mãi bên con. Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

21 tháng 3 2020

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

17 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D → Hủ qua: khổ qua

21 tháng 12 2018

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.

- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.

- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.

⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.

11 tháng 5 2018

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

14 tháng 5 2021
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.